Nguy cơ thế chiến 3 với chiến tranh hạt nhân châu Âu

21/03/2016 08:52:47

Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga-phương Tây và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên đang đặt thế giới trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Mối quan hệ căng thẳng giữa Nga-phương Tây và chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên đang đặt thế giới trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Ông Ivanov cho rằng dù Nga sở hữu ít đầu đạn hạt nhân hơn nhưng nguy cơ số vũ khí này được sử dụng đang gia tăng. Hiện nay, Mỹ và Nga tuy cắt giảm số lượng vũ khí hạt nhân nhưng quá trình này diễn ra còn chậm.

Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga.


Theo số liệu của Viện nghiên cứu hoà bình quốc tế Stockholm (SIPRI, Thuỵ Điển), tính đến tháng 1/2015, Nga và Mỹ còn sở hữu hơn 7.000 đầu đạn hạt nhân ở mỗi nước, chiếm 90% kho vũ khí hạt nhân của thế giới.

Trước khi ông Igor Ivanovđưa ra lời cảnh báo này, hồi đầu năm 2015, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev cũng đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ một cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí hạt nhân.

Mikhail Gorbachev cho rằng căng thẳng giữa Nga và châu Âu liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine, có thể dẫn tới không chỉ một cuộc chiến tổng lực mà cả một cuộc chiến tranh hạt nhân.

"Cuộc chiến như vậy sẽ không thể tránh khỏi dẫn tới chiến tranh hạt nhân. Chúng ta không thể tồn tại trong vài năm tới, nếu ai đó không giữ được bình tĩnh trong tình hình khó khăn này". - ông Gorbachev cho hay.

Không chỉ châu Âu đang đứng trước nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, theo phân tích của một số chuyên gia, khu vực Đông Bắc Á cũng đang đứng trước nguy cơ này bởi chương trình vũ khí hạt nhân gây tranh cãi của Triều Tiên.

Phản ứng sau vụ thử bom nhiệt hạch của Triều Tiên ngày 6/1, chuyên gia Sergei Karaganov, Trưởng Khoa Kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế của Học viện Kinh tế cao cấp, Chủ tịch danh dự Ban đối ngoại và chính sách quốc phòng LB Nga, nhận định: "Liệu có xảy ra Thế chiến III với vũ khí hạt nhân?

Nếu tôi không cống hiến 10 năm cho việc nghiên cứu vũ khí hạt nhân và vấn đề ngăn chặn quá trình phổ biến vũ khí hạt nhân, thì tôi sẽ trả lời: "Vâng, sẽ có thế chiến mới".

Các sự kiện trong năm 2014 và năm 2015 làm chúng ta có cảm giác rằng sắp có chiến tranh thế giới mới. Bầu không khí lại một lần nữa nặng mùi chiến tranh. Các quốc gia cáo buộc nhau về việc thực thi chính sách hiếu chiến.

Nhưng tôi nghĩ rằng, chúng ta sẽ không sa vào một cuộc chiến tranh lớn, và sẽ tiếp tục sống trong một thế giới với những thách thức ngày càng phức tạp. Cần phải thường xuyên nhắc nhở với thế giới về nguy cơ chiến tranh.

Mặc dù các mối đe dọa ngày càng tăng, nhưng, chắc là chúng ta sẽ không để nó xảy ra. Mặc dù vẫn có nguy cơ sa vào chiến tranh…Đây là lần đầu tiên trong lịch sử loài người khi các sự kiện tầm cỡ phát triển quá nhanh".

Theo Chúc Sơn (Đất Việt)

Nổi bật