"Người rừng" gây xôn xao Campuchia có nguồn gốc Việt Nam?

02/08/2016 10:36:00

Một người đàn ông Việt Nam tuyên bố ông là cha thực sự của người phụ nữ Campuchia có hoàn cảnh khó khăn đã sống trong rừng suốt 18 năm qua, gia đình nuôi của người phụ nữ cho biết vào ngày 1.8.

Một người đàn ông Việt Nam tuyên bố ông là cha thực sự của người phụ nữ Campuchia có hoàn cảnh khó khăn đã sống trong rừng suốt 18 năm qua, gia đình nuôi của người phụ nữ cho biết vào ngày 1.8.

Người phụ nữ sau đó được nhận nuôi bởi một gia đình người Campuchia và bị nghi ngờ là Rochom P’ngieng, một cô gái đã mất tích vào năm 1989 trong khi đi chăn trâu ở tỉnh Ratanakiri, cách Phnom Penh khoảng 600km về phía đông bắc.

Ngày 1.8, một người đàn ông Việt Nam tên Peo, 70 tuổi, nói rằng “người rừng Campuchia” thực tế là con gái của ông bị mất tích vào năm 2006 và có vấn đề về tinh thần. Rochom Khamphy, một thành viên của gia đình nhận nuôi người phụ nữ, cho biết ông Peo nhận ra con gái của mình sau khi nhìn thấy một số bức ảnh đăng tải trên Facebook.

“Ông ấy cho rằng con gái nuôi của chúng tôi là người con gái đã mất tích từ lâu của mình và nhận ra nhờ một số đặc điểm trên môi, tai và vết sẹo trên cổ tay trái”, ba Khamphy cho biết.

Người đàn ông Việt Nam tự nhận là cha của người phụ nữ đã đến thăm con gái và gia đình nuôi hai lần. Ông cũng đồng ý trả 1.500 USD cho gia đình nuôi của người phụ nữ cho quá trình chăm sóc cô. Ông cho biết con gái của mình trước đây được gọi là “Tak”.

“Gần đây một số người trẻ tuổi trong làng đã chia sẻ hình ảnh và thông tin về một người phụ nữ được gọi là người rừng trên các trang mạng trực tuyến. Họ chỉ cho tôi và tôi lập tức nhận ra con gái mình đang ở Campuchia. Nó được gọi là tak” Ông Peo viết trong một bức thư.  

Bà Khamphy cho biết gia đình bà tin vào những gì người đàn ông nói và đang đợi sự chấp thuận của cơ quan chức năng Campuchia để đưa cô ấy quay trở về gia đình thực sự của mình. “Nếu không phải là con gái của mình, người đàn ông sẽ không bao giờ muốn được chăm sóc cô ấy, bởi vì cô ấy bị bệnh tâm thần”, bà Khamphy nhận định.

Chhay Thi, điều phối viên của tổ chức nhân quyền ADHOC, cho biết ông có trách nhiệm giám sát quá trình chuyển giao người phụ nữ giữa hai gia đình nhằm phát hiện ra những dấu hiệu có thể liên quan đến một vụ mua bán người. Tuy nhiên, ông Thi cũng nói rằng ông tin Peo là cha thực sự của người phụ nữ.

Theo Hàn Giang (Một Thế Giới)