Bà Ngọc, là một doanh nhân trong lĩnh vực thời trang ở Trung Quốc. Nhờ chăm chỉ làm ăn trong nhiều năm liền, bà có một khoản tiết kiệm hơn 1130 vạn NDT (tương đương với 45,7 tỷ đồng). Để số tiền này được bảo đảm cũng như có lãi, bà đã quyết định gửi nó vào ngân hàng mà bà tin tưởng nhiều năm thông qua 1 người quen.
Sau một thời gian để tiền trong ngân hàng, nghe theo một số người bạn, bà quyết định rút toàn bộ số tiền để đầu tư vào một số lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, khi làm thủ tục rút tiền, bà gặp nhiều rắc rối. Giao dịch viên trả lời đại khái rằng do số tiền rút lớn, cần phải điều chuyển từ ngân hàng khác và yêu cầu bà kiên nhẫn chờ đợi.
Đến trưa, khi vẫn chưa thấy tiền về, cảm thấy có điều gì đó không ổn, bà đã tìm gặp ông Tôn, nhân viên ngân hàng đã giúp bà trong thủ tục gửi tiền từ mấy năm trước. Những gì ông nói đã khiến bà rất vô cùng sốc.
Ông nói với bà Ngọc rằng tiền tạm thời không thể rút ra, vì số tiền này đã được ngân hàng đầu tư vàng. Bà Ngọc liền chất vấn: "Tiền của tôi, tại sao ông lại sử dụng tiền của tôi khi tôi chưa cho phép?"
Đáp lại, ông lạnh lùng trả lời: "Đầu tư vào vàng cũng là để giúp bà kiếm thêm lời hay sao."
Lúc này, bà Ngọc biết rằng mình không thể lấy được tiền ngay lập tức, bà yêu cầu ông Tôn cung cấp chứng từ mua vàng hoặc hoàn lại số tiền gửi cho bà.
Tuy nhiên, ông Tôn chỉ đưa cho bà Ngọc một danh sách sản phẩm vàng viết tay và một bản cam kết, hứa hẹn sẽ hoàn trả số tiền gửi vào cuối tháng.
Mặc dù đã nhận được bản cam kết, nhưng bà Ngọc càng cảm thấy bất an, vì đây không phải là một số tiền nhỏ. Vì nghi ngờ hành động bất thường của ông Tôn, bà Ngọc quyết định báo cảnh sát để làm rõ mọi chuyện. Nhận tin, cảnh sát nhanh chóng đến hiện trường và tiến hành điều tra.
Chân tướng sự việc
Qua kiểm tra, cảnh sát phát hiện ông Tôn đã chiếm đoạt hơn 30 triệu NDT (tương đương với 104 tỷ VND) từ khách hàng để trả nợ và tiêu xài. Khi nhận tiền từ bà Ngọc, ông lại tiếp tục trò cũ.
Còn số tiền 13,1 triệu NDT (tương đương với 45,7 tỷ VND) của bà Ngọc, ông đã chuyển sang tài khoản khác với mục đích sử dụng số tiền này để trả nợ, rồi nói với bà Ngọc rằng số tiền này được dùng để đầu tư vào vàng.
Sau khi bị bắt, ông thừa nhận rằng mình đã lợi dụng chức vụ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng. Trước khi vụ việc xảy ra, ông đang nợ một khoản tiền lớn, vì bị đe dọa nên ông Tôn lấy tiền của bà Ngọc để trả nợ.
Tòa án xét xử
Hành vi chiếm đoạt tài sản là tội phạm trộm cắp
Theo Điều 246 của Bộ luật Hình sự Trung Quốc, tội trộm cắp được định nghĩa là hành vi chiếm đoạt tài sản công và tư với mục đích chiếm hữu bất hợp pháp, có số lượng lớn hoặc nhiều lần trộm cắp, trộm cắp vào nhà, mang theo vũ khí để trộm cắp, hoặc móc túi tài sản công và tư.
Ông Tôn là nhân viên của ngân hàng, ông đã lợi dụng công việc của mình để chuyển tiền của khách hàng vào tài khoản của mình để nhằm mục đích chiếm hữu bất hợp pháp. Do đó hành vi này cấu thành tội trộm cắp.
Tội lừa đảo
Tội lừa đảo được định nghĩa là hành vi chiếm đoạt tài sản công và tư với mục đích chiếm hữu bất hợp pháp bằng cách sử dụng sự thật giả mạo hoặc che giấu sự thật. Ông Tôn đã tự ý chuyển 1130 vạn NDT (tương đương với 45,7 tỷ đồng) của bà Ngọc vào tài khoản của mình, đồng thời che giấu sự thật và giả mạo việc sử dụng số tiền này để đầu tư vào vàng.
Sau khi xét xử sơ thẩm, Tôn bị tuyên 19 năm tù về tội Chiếm đoạt tài sản, lừa đảo. Tuy nhiên, do Tôn không chịu thụ lý và có đơn kháng cáo nên trách nhiệm hình sự của vụ án vẫn chưa có hiệu lực thi hành.
Theo Lưu Ly (Nguoiduatin.vn)