Ngọn núi cao nhất thế giới Everest có 'chiều cao' mới

09/12/2020 22:41:07

Ngày 11/9, Trung Quốc và Nepal đã cùng công bố độ cao chính thức mới của đỉnh Everest, chấm dứt sự chênh lệch về thông số này trước đây giữa hai quốc gia.

Cụ thể, chiều cao mới của đỉnh Everest , ngọn núi cao nhất thế giới, là 8.848,86m, cao hơn một chút so với thông số trước đây của Nepal và cao hơn khoảng 4m so với con số do Trung Quốc đưa ra.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Nepal, ông Pradeep Gyawali, đã đồng thời đưa ra tuyên bố thống nhất về độ cao trên trong một cuộc họp trực tuyến ở hai đầu cầu Bắc Kinh và Kathmandu.

Ngọn núi cao nhất thế giới Everest có 'chiều cao' mới
Trung Quốc và Nepal đồng công bố, đỉnh Everest cao 8.848,86m (Ảnh: AP)

Chiều cao của đỉnh Everest, ngọn núi nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Nepal, đã được thống nhất sau khi các nhà khảo sát Nepal tiến hành công tác đo đạc vào năm 2019 và nhóm nghiên cứu của Trung Quốc thực hiện công việc này vào năm 2020.

Trước đó, các cuộc tranh luận về độ cao thực tế của đỉnh núi Everest đã diễn ra và xuất hiện lo ngại rằng, đỉnh núi này có có thể bị hạ thấp độ cao sau trận động đất mạnh vào năm 2015. Trận động đất đã khiến 9.000 người thiệt mạng, làm hư hại khoảng 1 triệu công trình kiến ​​trúc ở Nepal và gây ra trận lở tuyết nghiêm trọng trên núi Everest, khiến 19 người tử vong.

Ngọn núi cao nhất thế giới Everest có 'chiều cao' mới - 1
Everest vẫn duy trì vị trí ngọn núi cao nhất thế giới (Ảnh: AP)

Như vậy, đỉnh Everest sẽ vẫn là ngọn núi cao nhất thế giới. Sau Everest, đỉnh núi cao thứ hai là núi K2 với 8.611m.

Độ cao của đỉnh Everest được xác định lần đầu tiên bởi một nhóm khảo sát của Anh vào khoảng năm 1856 là 8.842. Tuy nhiên, độ cao được công nhận nhiều nhất là 8.848m, được xác định bởi các nhà khảo sát Ấn Độ vào năm 1954.

Đức Minh (nguoiduatin.vn)

 

Nổi bật