Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ

11/06/2021 07:34:56

Cơ thể của Marie Curie cũng bị nhiễm phóng xạ và do đó thi thể của bà được đặt trong một quan tài được lót 1 lớp chì dày gần 2cm.

Nhắc đến Marie Curie thì hầu như không ai trên thế giới không biết đến bởi bà là người phụ nữ nổi tiếng trong lịch sử với danh hiệu người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel, người đầu tiên đoạt giải trong 2 lĩnh vực khoa học khác nhau là giải Nobel vật lý năm 1903 và giải Nobel hóa học năm 1911. Cả cuộc đời bà đã cống hiến cho nền khoa học thế giới không ít thành tựu nghiên cứu đáng nể.

Bà đã cùng với chồng là nhà vật lý người Pháp, Pierre Curie, phát hiện ra một nguyên tố phóng xạ mới vào năm 1898. Họ đặt tên cho nguyên tố này là polonium, theo tên Ba Lan, quê hương của Marie Curie. Bên cạnh đó, Marie còn khám phá ra nguyên tố radium.

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 1
Pierre và Marie Curie làm việc trong phòng thí nghiệm.

Thật không may, vì tác động tiêu cực của bức xạ đối với sức khỏe con người chưa được biết đến vào thời điểm đó, nên Marie Curie đã không tự bảo vệ cơ thể trong thời gian dài nghiên cứu. Cuối cùng, khám phá quan trọng của chính Marie Curie rất có thể đã dẫn đến cái chết của bà vào năm 1934. Bà chết vì bệnh thiếu máu bất sản, một tình trạng gây ra bởi tiếp xúc kéo dài với radium và polonium. Ngay cả cô con gái Irene Joliot-Curie, người cũng từng nhận giải Nobel hóa học, cũng chết vì bệnh bạch cầu, có thể là kết quả trực tiếp của việc mẹ cô thường xuyên tiếp xúc với mức độ phóng xạ cao.

Vì Marie Curie không bao giờ nghĩ rằng các thí nghiệm của mình là có hại, nên bà đã làm "ô nhiễm" toàn bộ gia đình cùng với nhiều vật dụng cá nhân. Bà thường mang theo các mẫu radium và polonium trong túi áo khoác phòng thí nghiệm và mang về nhà để phân tích khi rảnh rỗi. Bà đã vô tình làm "ô nhiễm" tất cả quần áo, sách, vở và sách dạy nấu ăn, đồ trang sức, đồ đạc xung quanh nhà và nhiều vật dụng cá nhân khác.

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 2

Sau khi qua đời, bà được chôn cất tại nghĩa trang Sceaux ở phía Nam thủ đô Paris (Pháp), cùng với người chồng đã mất gần 28 năm trước đó. Tuy nhiên, vào năm 1995, hài cốt của họ đã được chuyển đến khu lăng mộ Pantheon cùng nhiều nhân vật lịch sử khác. 

Khu lăng mộ đặc biệt cho người phụ nữ đặc biệt

Được hoàn thành vào năm 1790, Pantheon là một lăng mộ tân cổ điển khổng lồ nằm trong khu phố Latinh của Paris. Nơi đây lưu giữ hài cốt của một số nhân vật lịch sử nổi tiếng của Pháp, bao gồm nhà triết học Voltaire, Jean-Jacques Rousseau, Victor Hugo và Louis Braille. Tuy nhiên, lăng mộ của Marie Curie được thiết kế vô cùng đặc biệt. 

Tác giả Bill Bryson, viết trong cuốn sách mang tên "A Short History of Nearly Everything", rằng hơn 100 năm qua, nhiều đồ dùng cá nhân Marie Curie kể cả quần áo, bàn ghế, sách dạy nấu ăn, và ghi chú trong phòng thí nghiệm của bà vẫn còn bị nhiễm phóng xạ. Đặc biệt, cuốn sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm của Marie Curie, thứ được coi là báu vật quốc gia và nền khoa học, được cất giữ trong những chiếc hộp có lót một lớp chì tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliotheque National) ở Paris.

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 3

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 4

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 5
Cuốn sổ ghi chép trong phòng thí nghiệm của Marie Curie, thứ được coi là báu vật quốc gia và nền khoa học, được cất giữ trong những chiếc hộp có lót một lớp chì tại Thư viện Quốc gia Pháp (Bibliotheque National) ở Paris.

Mặc dù thư viện cho phép khách truy cập xem các cuốn sổ ghi chép của Marie Curie, nhưng tất cả khách tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm và mặc đồ bảo hộ vì các vật dụng bị nhiễm phóng xa. Dự tính những món đồ ấy vẫn còn chất phóng xạ trong khoảng 1.600 năm. 

Cơ thể của Marie Curie cũng bị nhiễm phóng xạ và do đó thi thể của bà được đặt trong một quan tài lót 1 lớp chì dày gần 2cm. Quan tài của bà đặt trong lăng mộ được bảo vệ nghiêm ngặt.

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 6

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 7
Quan tài của Marie Curie cũng được lót lớp chì để đảm bảo không phát tán phóng xạ.

Mới đây, một thông tin bất ngờ được đăng tải trên truyền thông Pháp. Cơ quan quản lý bất động sản ở Pháp thông báo rao bán ngôi nhà từng thuộc sở hữu của vợ chồng Marie Curie với giá 790.000 euro (tương đương hơn 22 tỷ đồng). Lý do được đưa ra là thiếu kinh phí tu bổ và duy trì.

Ngôi mộ kỳ lạ của Marie Curie: Quan tài được lót lớp chì dày 2cm, bất kỳ ai đến thăm cũng phải mặc đồ bảo hộ - 8

Ngôi nhà 3 tầng với tổng diện tích 120m2, tọa lạc ở khu Saint-Remy-les-Chevreuse thuộc vùng Yvelines ngoại vi Paris. Đây là nơi lúc sinh thời vợ chồng Marie Curie sử dụng làm nhà nghỉ hè trong các năm từ 1904-1906. Tài sản này đã bị bỏ hoang, sau khi ông Pierre Curie qua đời trong vụ tai nạn giao thông vào giữa tháng 4/1906, rồi được sung công quỹ theo luật Pháp. 

Theo L.T (Pháp Luật & Bạn Đọc)