Theo báo Guardian, Siêu Trăng máu - Trăng sói ghi dấu sự kết hợp của 3 hiện tượng thiên văn "Siêu trăng", "Trăng máu" và "Trăng sói" cùng lúc.
Lúc này, Mặt Trăng sẽ ở khoảng cách gần Trái Đất hơn bình thường, khiến nó trông to hơn và sáng hơn lúc bình thường từ 7 - 15%, nên được gọi là Siêu trăng. Trong lúc xảy ra nguyệt thực toàn phần (Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời và bị bóng của Trái đất che khuất hoàn toàn), mặt trăng phát tỏa ánh sáng màu đỏ cam khắp bề mặt, tạo thành hiện tượng Trăng máu.
Ngoài ra, hiện tượng Siêu trăng và Trăng máu còn trùng khớp với hiện tượng Trăng sói, cái tên xuất phát từ thổ dân châu Mỹ để chỉ lần lần trăng tròn đầu tiên của tháng 1, thời điểm những đàn sói thường tru lên trong đêm.
Hãng tin AP dẫn tuyên bố của Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho hay, người dân ở châu Á không có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng kỳ thú nói trên. Hiện tượng Siêu Trăng máu - Trắng sói nhìn thấy rõ nhất ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Anh, Bắc Âu và Tây Âu. Châu Phi cũng có thể quan sát một phần hiện tượng này.
Siêu Trăng máu - Trắng sói đã bắt đầu xuất hiện ở Bắc bán cầu lúc 23h41 tối 20/1 theo giờ Bờ Đông Mỹ (11h41 ngày 21/1 theo giờ Việt Nam). Hiện tượng này kéo dài khoảng 62 phút, tuy nhiên nếu tính cả thời gian nguyệt thực một phần thì hiện tượng Siêu trăng lần này sẽ kéo dài tới 3 tiếng rưỡi.
Dưới đây là những hình ảnh tuyệt đẹp về Siêu Trăng máu - Trắng sói trên khắp thế giới:
Theo Tuấn Anh (VietNamNet)