Nga thử tên lửa xuyên thủng mọi hệ thống phòng thủ Mỹ

22/02/2016 09:42:28

Hãng TASS 20/2 dẫn nguồn tứ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tên lửa RS-26 sẽ được bắn thử vào quý II năm 2016 trước khi sản xuất loạt.

Hãng TASS 20/2 dẫn nguồn tứ Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, tên lửa RS-26 sẽ được bắn thử vào quý II năm 2016 trước khi sản xuất loạt.

“Các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo RS-26 vẫn được tiến hành. Đây sẽ là những căn cứ trước khi đưa ra quyết định sản xuất hàng loạt loại và triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân này”.

Tên lửa RS-26 hành quân ra địa điểm thử nghiệm.


Là tên lửa mới nên những thông tin về RS-26 vẫn được Nga giữ kín, tuy nhiên theo một số thông tin ít ỏi được tiết lộ, tên lửa RS-26 được chế tạo trên cơ sở RS-24 Yars.

RS-26 dài khoảng 12m và chủ yếu trang bị trên bệ phóng di động. Tên lửa đạn đạo (ICBM) RS-26 được trang bị đầu đạn tân tiến nhất, hoàn toàn mới và có khả năng tự phân tách (MIRV).

Dòng tên lửa này có thể mang theo nhiều đầu đạn có tốc độ siêu cao và cơ động. Tên lửa RS-26 được trang bị công nghệ tiên tiến như kỹ thuật dẫn đường đa phương thức, chủ động giúp tăng mức độ tấn công chính xác mục tiêu và độ bảo mật tốt hơn.

RS-26 sử dụng động cơ tên lửa nhiên liệu rắn và hệ điều khiển quán tính truyền thống. Tên lửa RS-26 đạt trọng lượng phóng khoảng 60 tấn và tầm bắn tối thiểu 2.000km, tối đa trên 12.000km.

Khi tấn công mục tiêu, các đầu đạn của RS-26 được tách ra khỏi tầng cuối cùng của tên lửa, quỹ đạo bay của các đầu đạn với vận tốc siêu nhanh khiến cho các hệ thống đánh chặn không thể xác định được.

Căn cứ vào kết quả những lần thử nghiệm của RS-26, một quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc trao đổi với tờ Inside the Ring hồi cuối năm 2014 cho rằng, tên lửa RS-26 dự kiến sẽ được Nga triển khai trong năm 2016 với đầu đạn tốc độ siêu âm, có thể đánh bại mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu.

Chỉ với những thông tin ít ỏi về tổ hợp tên lửa RS-26 cũng đủ khiến Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga tự tin cho rằng, loại ICBM thế hệ mới này có đủ khả năng làm cho sự tồn tại của "Đòn tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ trở nên vô dụng.

Theo nguồn tin này, ICBM RS-26 có khả năng tương tự như ICBM Sarmat có thể bay rất xa qua Nam Cực và buộc Mỹ phải xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa vòng tròn rất phức tạp.

Ngoài ra, khả năng mang tải trọng lớn của tên lửa cho phép bố trí trên tên lửa không chỉ các đầu đạn mà cả các hệ thống đột phá phòng thủ tên lửa khác nhau.

Video Nga thử nghiệm tên lửa RS-26

Theo Ngọc Hòa (Đất Việt)

Nổi bật