Hệ thống tên lửa của Nga có thể bắn hạ mọi mục tiêu từ tầm cực thấp 5 mét tới cực cao 27.000 mét.
Ngày 19.6, Nga tuyên bố sẽ bắn hạ “mọi máy bay và thiết bị bay không người lái trên bầu trời Syria”, dù đó là vũ khí của quân Mỹ hay liên quân. Động thái trên diễn ra sau khi máy bay Su-22 của quân chính phủ Syria bị máy bay F/A-18E của Mỹ bắn hạ.
Dàn phóng của S-400. |
Để thực hiện lời “đe dọa” bắn hạ mọi máy bay, tờ Daily Mail của Anh cho rằng Nga sẽ sử dụng hệ thống phòng không tối tân Growler. Đây là tên mã định danh mà phương Tây dành cho “sát thủ bầu trời” S-400 của Nga.
S-400 là hệ thống tên lửa phòng không di động, tầm hoạt động lớn do tập đoàn vũ khí Almaz thiết kế. Đây là phiên bản kế thừa tên lửa tầm cao S-300 và có tầm bắn xa nhất thế giới ở thời điểm hiện tại.
S-400 có khả năng cơ động cao. |
Trong quá trình nghiên cứu, S-400 được gọi là S-300PMU3 do có một số cải tiến về thiết bị điện từ và thêm 4 loại tên lửa mới cho toàn hệ thống. Sau đó, Nga đổi tên hệ thống phòng thủ thành S-400 để tăng khả năng quảng bá và khuếch trương. Tầm hoạt động của tên lửa S-400 với 7 loại tên lửa của tổ hợp này là từ 40 tới 400km.
Radar hỗ trợ. |
S-400 có thể phát hiện mục tiêu từ cách xa 600 km, cao 40-50km và theo dõi cùng lúc 300 vật thể. Hệ thống ưu việt này có thể hạ mọi mục tiêu ở độ cao 5-10 mét cho tới cao 27.000 mét. Trên thế giới chưa có bất kì hệ thống nào thực hiện được điều tương tự.
Tầm hoạt động của tên lửa S-400 là 400km, vượt trội hơn so với đối thủ Patriot của Mỹ. Thời gian để hệ thống triển khai tấn công chỉ trong 5 phút rưỡi và bắn được các mục tiêu bay nhanh tới 4,8 km/giây.
Các mục tiêu “ưa thích” của S-400 là máy bay ném bom chiến lược B-1, B-2, “pháo đài bay” B-52 của Mỹ. Ngoài ra, các máy bay tác chiến điện tử EF-11A, EA-6, TR-1 cũng không phải là mục tiêu “khó nhằn”.
S-400 trong lễ duyệt binh mừng Ngày Chiến thắng. |
Các máy bay chiến đấu tiên tiến như F-15, F-16 hay thậm chí là F-35 đắt đỏ nhất hành tinh cũng dễ trở thành mục tiêu tấn công của S-400 nếu bay vào vùng “phủ sóng” của dàn tên lửa này. Tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình cũng hoàn toàn có thể bị S-400 tiêu diệt.
Một đơn vị tác chiến của S-400 gồm trung tâm chỉ huy đặt trên xe tải Ural-532301, hệ thống nhận diện mục tiêu, radar chức năng và ống phóng. Tên lửa trang bị cho S-400 có 7 loại, trong đó đáng chú ý là tên lửa tầm siêu xa 40N6E, trên 400 km.
Hiện nay, Mỹ đang huy động rất nhiều máy bay hiện đại ở chiến trường Syria để tiêu diệt IS, trong đó có F/A-18 hay F-35. Hai loại chiến đấu cơ này đều dễ dàng trở thành mục tiêu bắn hạ của dàn tên lửa S-400.
Theo Quang Minh (Dân Việt)