Theo RT, luật mới trên được thông qua hôm 17/11 ngay trong lần phê chuẩn đầu tiên. Luật ghi rõ: “Tổng thống Liên bang Nga, sau khi chấm dứt quyền hạn do hết nhiệm kỳ hoặc từ chức, sẽ tự động được giao một vị trí trong Quốc hội. Tổng thống cũng có thể bổ nhiệm tới 30 thượng nghị sĩ, một số người cho nhiệm kỳ 6 năm và một số khác suốt đời vào thượng viện”.
Tư cách thành viên của Hội đồng liên bang (thượng viện Nga) cũng đảm bảo cho các chính trị gia quyền miễn trừ truy tố.
Một dự luật thứ hai cũng đã được đưa ra nhằm tăng cường quyền miễn trừ của các cựu Tổng thống, bất kể họ có còn đóng vai trò chính trị hay không và thậm chí còn bao trùm cả các hoạt động của họ trước khi nhậm chức.
Các quy định này cũng áp dụng với cựu Tổng thống Nga duy nhất còn sống là Dmitry Medvedev. Những động thái tương tự trên được dư luận cả ở trong lẫn ngoài nước Nga cho là sự chuẩn bị cho một cuộc chuyển giao quyền lực, khi Tổng thống Putin ngụ ý rằng ông có thể từ chức công việc hàng đầu trong vòng ít nhất là ba năm.
Tuy nhiên, trong một cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 7, các cử tri Nga đã bỏ phiếu ủng hộ các đề xuất cho phép Tổng thống được phục vụ thêm một nhiệm kỳ 6 năm nữa nếu tái đắc cử vào năm 2024. Trong khi Hạ viện đã thông qua việc này thì Tổng thống Putin vẫn nhất định rằng nó phải được hỏi ý kiến công chúng. Việc này sau đó đã nhận được sự ủng hộ của đa số, với 78% nhất trí.
Đầu tháng này, các hãng tin của Anh và Mỹ bao gồm New York Post và Mail Online đưa tin, Tổng thống Putin được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson và đang chuẩn bị rời Điện Kremlin.
Phát ngôn viên của Tổng thống Putin, Dmitry Peskov đã kiên quyết bác bỏ thông tin trên và nói với các nhà báo rằng "Putin sẽ không từ chức – sức khoẻ của ông ấy rất tốt”.
Theo Hoài Linh (VietNamNet)