Thông tin này được Giám đốc điều hành BAIL ông Pillai tuyên bố, phiên bản BrahMos II có tính năng vượt trội hơn phiên bản Brahmos ban đầu tới chín lần. Với những khả năng hiện có của phiên bản tên lửa mới, gần như không có radar nào có thể bắt bám chính xác loại tên lửa này trong hành trình của nó.
Ngoài khả năng tấn công siêu thanh (có thể đạt Mach 7), tên lửa Brahmos II là nó có thể được tái sử dụng nhiều lần. Theo ông này, khi đến gần mục tiêu đầu đạn tên lửa sẽ tự tách ra khỏi thân để di chuyển theo quán tính với hệ dẫn đường độc lập. Trong khi đó, phần thân còn lại sẽ di chuyển như một máy bay không người lái siêu sau đó đáp xuống một địa điểm xác định với sự hỗ trợ của dù.
Trước tuyên bố cực ấn tượng của nhà sản xuất về bản BrahMos II, tạp chí Business Insider thừa nhận, một khi phát triển thành công phiên bản hoàn toàn mới của tên lửa BrahMos II, Nga và Ấn Độ có nhiều lợi thế mà Mỹ không thể có được.
Theo những thông tin ban đầu được công khai, dòng tên lửa BrahMos II được giới thiệu có tính năng độc đáo đạt tốc độ siêu thanh, đa phương thức dẫn đường và điều khiển, tính linh hoạt và khả năng cơ động cao. BrahMos II có uy lực xuyên phá rất mạnh, khả năng chống nhiễu và đối phó với tên lửa đánh chặn rất tốt.
Hiện BrahMos II là loại tên lửa được giới quân sự đánh giá là độc nhất vô nhị trên thế giới, được người Ấn Độ yêu mến đặt cho biệt danh là "Tên lửa ma thuật". Được biết, dự án tên lửa BrahMos II này nhằm phát triển một loại tên lửa có tốc độ vượt khoảng 5 lần so với các loại tên lửa hiện có của quân đội Mỹ, đảm bảo trong khoảng thời gian hơn 1 giờ có thể tấn công tới bất cứ địa điểm nào trên Trái đất.
Với tốc độ Mach 7 đạt được, tạp chí Business Insider khẳng định, BrahMos II sẽ tạo lợi thế rất lớn trước Mỹ bởi cơ bản, các loại tên lửa của quân đội Mỹ hiện nay đều có tốc độ hạ âm hoặc chạm siêu âm như vũ khí tấn công liên hợp ngoài khu vực phòng không JSOW C-1 có vận tốc hạ âm 0,86 Mach, tên lửa hành trình Tomahawk cũng chỉ đạt vận tốc 0,8 Mach.
Trong khi đó, X-51A dù đã thử nghiệm 3 lần nhưng chỉ có 1 lần thành công trong khoảng thời gian ngắn và chưa chứng minh được độ tin cậy về động cơ và điều khiển trong hành trình dài.
Thậm chí X-51A mới chỉ bay đơn thuần với quỹ đạo bất biến chứ chưa được trang bị bất cứ tính năng kỹ chiến thuật gì. Vì vậy, một khi phiên bản BrahMos II được thử nghiệm thành công và ứng dụng trong thực tế, Ấn Độ - Nga sẽ tạo được lợi thế rất lớn trước Mỹ trong lĩnh vực tên lửa siêu thanh.
Được biết, tên lửa Brahmos II do tập đoàn liên doanh Nga - Ấn là Brahmos Aerospace India Limited (BAIL) nghiên cứu phát triển.
Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)