Hiện vẫn chưa có bằng chứng chủng cúm gia cầm H5N8 có thể lây từ người sang người, tuy vậy Nga đã báo cáo về các ca bệnh này lên Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Các công nhân hiện đã khỏe mạnh và "vấn đề không tiến triển thêm", theo bác sĩ Anna Popova, người đứng đầu cơ quan giám sát sức khỏe người tiêu dùng ở Rospotrebnadzor. Bà cho biết các công nhân nhiễm bệnh trong một đợt bùng phát chủng H5N8 ở nhà máy.
Chủng cúm này từng bùng phát trên gia cầm tại Nga, châu Âu, Trung Quốc, Trung Đông và Bắc Phi trong những tháng gần đây. Các chủng cúm gia cầm khác bao gồm H5N1, H7N9 và H9N2 đã từng lây sang con người.
Chủng cúm H5N8 gây chết chóc đối với gia cầm, và đây là lần đâu tiên chủng này lây từ động vật sang người. Bác sĩ Popova cho biết chủng này dường như chưa lây lan từ người sang người, tuy vậy "chỉ có thời gian mới trả lời được câu hỏi khi nào các đột biến trong tương lai vượt qua được rào cản này".
Việc phát hiện chủng cúm H5N8 "cho chúng ta, toàn thế giới, thời gian để chuẩn bị cho các khả năng đột biến và khả năng phản ứng kịp thời, phát triển hệ thống xét nghiệm và vaccine," bà cho biết.
Viện Vector ở Siberia hôm 20/01 cho biết sẽ bắt đầu phát triển các bộ xét nghiệm cho con người và một loại vaccine chống H5N8, theo RIA.
Phát biểu trên truyền hình, bà Popova cho biết Nga đã báo cáo tình hình lên WHO các đây và ngày, "ngay khi chúng tôi biết chắc chắn kết quả".
Hầu thế các ca nhiễm cúm gia cầm ở người có liên quan tới việc tiếp xúc trực tiếp với gia cầm nhiễm bệnh sống hoặc chết, dù thức ăn được chế biến kỹ thường được coi là an toàn.
Các ca bệnh dường như lây lan qua các loài chim hoang dã di cư, khiến các nước chăn nuôi gia cầm trong nhà hoặc có biện pháp tách biệt gia cầm với động vật hoang dã.
Các đợt bùng phát cúm gia cầm thường khiến các nhà máy phải tiêu hủy gia cầm để ngăn virus lây lan, đồng thời khiến các nước có biện pháp giới hạn thương mại.
Hồ Anh (Nguoiduatin.vn)