Theo đài Sputnik, trong một nghiên cứu công bố đầu tháng 1 đăng trên trang web virological.org, các nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Skolkovo, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Đại học Y khoa Pavlov First State tại St.Petersburg, Viện Nghiên cứu Bệnh cúm Smorodintsev và một bệnh viện ở thành phố St. Petersburg cho biết: "Chúng tôi báo cáo phân tích bộ gen của virus SARS-CoV-2 từ một bệnh nhân có bệnh lý nền ung thư hạch mắc COVID-19. Bộ gien này được đặc trứng bởi sự gia tăng độc lập của 18 biến thể mới trong hơn 4 tháng bệnh nhân mắc bệnh. Chúng bao gồm các đột biến S: Y453F và Δ69-70HV được tìm thấy ở những ổ dịch liên quan đến loài chồn".
Bệnh nhân được ghi nhân mang 18 biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2 này là một phụ nữ 47 tuổi. Trong nghiên cứu, bệnh nhân được gọi là "bệnh nhân S". Bệnh nhân S có khả năng đã nhiễm virus khi cô ấy đang trong kế hoạch hóa trị trong bệnh viện.
Trong khoảng thời gian từ ngày 10/4 đến ngày 16/4, nữ bệnh nhân này có quan hệ gần gũi với bệnh nhân A - bệnh nhân cùng phòng với bệnh nhân S. Sau đó, bệnh nhân A có kết quả dương tính với COVID-19 (miếng gạc được lấy vào ngày 10 tháng 4). Bệnh nhân A sau đó nghiên cứu cho biết đã chết vì COVID-19.
Ngày 17/4, bệnh nhân S được xuất viện. Vào ngày 30/4, cô có kết quả dương tính với COVID-19.
"Các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân từ ngày 14/5, ngày 19/5, ngày 9/6 và ngày 14/7 được kiểm tra âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, bệnh nhân S có các triệu chứng của COVID-19 nghiêm trọng trong khoảng thời gian từ ngày 25/5 - 21/8. Tiếp tục, bệnh nhân lại có kết quả dương tính vào ngày 3/8, ngày 8/8, ngày 13/8, ngày 17/8, ngày 20/8. Cuối cùng bệnh nhân được xác nhận âm tính vào ngày 12/9/2020 và một lần nữa vào ngày 10/11 và 16/12", nghiên cứu cho biết.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase dương tính liên tục đối với SARS-CoV-2 xảy ra ở một số ít bệnh nhân COVID-19 và thường liên quan đến hệ thống miễn dịch của vật chủ bị ức chế. Họ cho rằng virus trải qua "sự tích tụ nhanh chóng của các đột biến" trong những cá thể này.
Theo nhà miễn dịch học Nikolai Kryuchkov, đột biến COVID-19 xảy ra thường xuyên hơn đối với những người có hệ thống miễn dịch suy yếu. "Các chuyên gia nhận thấy tỷ lệ đột biến gien của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể của những người có hệ miễn dịch kém cao hơn nhiều lần so với tỷ lệ ở người bình thường".
Đức Minh (nguoiduatin.vn)