Nga lột xác tàu Kuznetsov với số tiền bằng 1/20 của Mỹ

24/04/2017 14:06:00

Chỉ với số tiền 700 triệu USD, Nga đã biến tàu Kuznetsov thành sát thủ biển cả với đầy đủ vũ khí hạng nặng - điều không thể với CVN-78 của Mỹ.

Chỉ với số tiền 700 triệu USD, Nga đã biến tàu Kuznetsov thành sát thủ biển cả với đầy đủ vũ khí hạng nặng - điều không thể với CVN-78 của Mỹ.

Hãng TASS dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết, nước này sẽ bắt đầu quá trình nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tại xưởng đóng tàu Murmansk vào tháng 9/2017 với chi phí ước tính khoảng 700 triệu USD.

Đại diện Hải quân Nga cho biết: "Tháng 9/2017, công ty Zvezdochka kí với Hải quân Nga hợp đồng nâng cấp và sửa chữa tàu Đô đốc Kuznetsov giai đoạn thứ 2.

Thỏa thuận này được thống nhất với chi phí 700 triệu USD và công việc sẽ được thực hiện ở xưởng đóng tàu số 35 ở Roslyakovo, gần Murmansk. Công việc nâng cấp sẽ được hoàn thành vào quý 4-2020, tức là kéo dài 3 năm 4 tháng".

Nga lot xac tau Kuznetsov voi so tien bang 1/20 cua My

Tàu sân bay Đô đôc Kuznetsov.

Nói về nội dung nâng cấp và sửa chữa, vị đại diện này cho biết: "Trong quá trình sữa chữa và nâng cấp tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov tổ hợp phóng tên lửa Granit sẽ được thay thế một phần bằng tổ hợp phóng tên lửa Kalibr-NK".

Ông cho biết thêm rằng, tổ hợp phóng thẳng đứng tổng hợp Kalibr-NK có thể sử dụng cho việc phóng các tên lửa hành trình Onyx và tên lửa siêu thanh mới Zircon.

Trong quá trình hiện đại hóa tất cả hệ thống cơ và điện bao gồm cả hệ thống động cơ đẩy chính cũng sẽ được thay thế. Các kỹ sư quân sự Nga sẽ thay thế 4 trong 8 lò hơi của hệ thống động cơ, 4 lò còn lại sẽ được sửa chữa và nâng cấp.

Ngoài ra, hệ thống đường băng cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cấp nhằm bảo đảm an toàn cho các máy bay cất cánh hạ cánh trên boong tàu. Trên boong tàu sẽ tiếp tục được trang bị nhiều loại máy bay khác nhau bao gồm các máy bay tiêm kích hạng nặng Su-33 và MiG-29K/KUB.

Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov là chiếc duy nhất còn lại đang phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga. Chúng được hạ thủy vào năm 1985 và đưa vào sử dụng năm 1990. Chiều dài của nó là 305 m. Chiều rộng 72 m và trọng tải khoảng 59.000 tấn.

Theo thiết kế ban đầu, trên boong tàu sân bay Đô đốcKuznetsov được trang bị tên lửa hành trình Granit, nằm trong các tổ hợp phóng nghiêng ở phía mũi tàu. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành nâng cấp, Granit sẽ được thay thế bằng tên lửa Kalibr-NK, Onyx hoặc tên lửa siêu thanh mới Zircon.

Mỹ đốt tiền

Theo những gì được Nga công bố, chỉ với số tiền 700 triệu USD, Moscow đã biến tàu sân bay thế hệ cũ Kuznetsov thành quái vật chiến đấu với dàn vũ khí toàn năng.

Trong khi đó, Mỹ phải bỏ ra số tiền lên tới hơn 13 tỷ USD (gần gấp 20 lần số tiền Nga nâng cấp Kuznetsov) đóng tàu sân bay USS Gerald R. Ford nhưng hiệu quả chiến đấu của con tàu này vẫn đang là dấu hỏi lớn.

Bởi theo nhận định của chuyên gia quân sự Roger Thompson người Mỹ, con tàu này đang tồn tại hàng đống lỗi chưa thể khắc phục ngay cả khi nó đã ra biển thử nghiệm.

Nga lot xac tau Kuznetsov voi so tien bang 1/20 cua My

Tàu sân bay USS Gerarld R. Ford (CVN-78).

Theo vị chuyên gia này, tàu sân bay đắt đỏ nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ đang gặp vấn đề nghiêm trọng khi vượt ngân sách và chậm tiến độ. Ông Thompson cho biết: "Tôi không cường điệu khi nói rằng một nửa hệ thống trên đó không hoạt động. Các phi công của họ có một lịch sử trường kỳ không đủ tiêu chuẩn trong diễn tập chiến đấu.

Ví dụ, cuốn sách của tôi ghi lại nhiều thất bại (của họ) trong các trận không chiến mô phỏng trước các phi công của Israel, Anh, Canada và Australia. Đó là một đống rác lớn".

Trong cuốn sách của mình, ông Thompson bình luận chiếc tàu sân bay mới là "một thứ của quá khứ" và "di tích của Thế chiến 2", đồng thời kêu gọi Lầu Năm Góc tập trung vào những con tàu phù hợp hơn cho các cuộc chiến tranh hiện đại.

"Không có cường quốc nào trên thế giới vận hành nhiều tàu sân bay như vậy nữa. Người Nhật không vận hành các tàu sân bay nữa. Nhiều nước từng vận hành nhiều tàu sân bay như Canada và Australia cuối cùng cũng từ bỏ chúng vì chúng không đáng đồng tiền bỏ ra", ông nói.

Cùng với nhận định của ông Thompson, tờ Bloombert News còn chỉ thẳng lỗi cực nguy hiểm trên chiếc tàu đắt đỏ này khi hệ thống máy phóng điện từ của USS Gerald R. Ford có thể khiến bình nhiên liệu phụ trên chiến đấu cơ bị hư hại nặng.

Thông tin này được trang Bloombert News dẫn nguồn tin từ Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay USS Gerarld R. Ford (CVN-78) của Hải quân Mỹ đã xuất hiện sự cố trong quá trình thử nghiệm ở hệ thống phóng, hạ máy bay, hệ thống vận chuyển vũ khí quân sự và hệ thống phòng vệ.

Bloombert News dẫn báo cáo của Tiến sĩ Michael Gilmore, người đứng đầu Cơ quan đánh giá hoạt động thử nghiệm (DOT&E): "Nếu những vấn đề này không được giải quyết, chúng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận hành chiến đấu của CVN-78. Theo dự đoán, CVN-78 không thể tiến hành các hoạt động bay cường độ cao ở giai đoạn của cuộc chiến".

Theo bản báo cáo này, các bình nhiên liệu bổ sung, giúp các máy bay F/A-18 Super Hornet và Growler mở rộng được phạm vi hoạt động, có thể mang theo hơn 1.500 lít nhiên liệu. Tuy nhiên, hệ thống phóng máy bay bằng điện từ sẽ gia tăng thêm sức ép lên các bình này nhiều hơn hệ thống hỗ trợ phóng bằng hơi nước cũ, điều sẽ khiến các chiến đấu cơ có thể bị hư hại nghiêm trọng.

Để khắc phục những vấn đề này, các kỹ sư có khả năng phải thiết kế lại hệ thống phóng và tiếp nhận máy bay, theo ông Gilmore. Quá trình này sẽ dẫn tới việc ngày bàn giao tàu tiếp tục bị trì hoãn, trong khi theo lịch trình, USS Gerald R. Ford đáng lẽ ra đã phải gia nhập Hải quân Mỹ từ tháng 9/2014.

Clip cảnh hiếm tàu sân bay Đô đôc Kuznetsov phóng tên lửa

Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)

Nổi bật