Mặc dù công nghệ xây dựng và các điều kiện khác vào thời cổ đại tương đối lạc hậu nhưng tổ tiên người xưa vẫn dùng trí tuệ của mình để lại cho hậu thế vô số công trình vĩ đại. Tử Cấm Thành là một trong số đó.
Chắc hẳn những ai đã từng đến Tử Cấm Thành đều sẽ ngạc nhiên trước sự uy nghi và tráng lệ của nó, những người chưa từng đến đây cũng sẽ bị cuốn hút bởi nó. Tử Cấm Thành đã trải qua hàng trăm năm lịch sử với rất nhiều biến cố.
Mỗi cành cây ngọn cỏ đều, gạch viên mái ngói đều đang kể những câu chuyện về quá khứ. Chúng chứng kiến sự rực rỡ cùng loạn lạc qua các triều đại Minh, Thanh, mang trong mình những bảo vật vô giá... Tất cả đều là tài liệu nghiên cứu vô giá với các nhà khảo cổ, cần được bảo tồn, trân trọng.
Khi đang tiến hành khảo nghiệm, các chuyên gia đã phát hiện ra một viên gạch bị vỡ trước cửa điện Thái Hoà, cần phải được sửa chữa. Tuy nhiên, khi vừa lật toàn bộ viên gạch lên, liền phát hiện ở dưới vẫn là một lớp gạch y hệt.
Cứ thế một lớp lại một lớp, cho đến lớp gạch cuối cùng, tổng cộng có 15 lớp xếp chồng lên nhau đều tăm tắp. Các chuyên gia không thể giải thích được chuyện này, vì sao phải xếp nhiều lớp gạch như vậy, lẽ nào để đi lại thuận tiện hơn? Nhưng đâu cần tốn nhiều thời gian và công sức như vậy.
Qua quá trình thảo luận và điều tra, hoá ra nhiều lớp gạch như vậy đều là vì lo lắng cho sự an toàn của hoàng thất và đặc biệt là bậc Đế vương. Điện Thái Hoà là nơi quan trọng, tiến hành nhiều nghi lễ lớn thời cổ đại như lễ đăng cơ, đại hôn, yến tiệc... Người xưa lại càng mê tín, họ cho rằng nếu lỡ xảy ra một việc ngoài ý muốn vào những dịp trọng đại là điềm dữ. Dù tường thành cao, quân lính nhiều vô kể thì người ta vẫn lo lắng sẽ có thích khách đào mật đạo từ dưới lòng đất đi lên nên mới xây tầng tầng lớp lớp gạch như vậy.
Tương truyền, vào lúc Chu Đệ xây dựng Tử Cấm Thành đã tuân theo những nguyên tắc vô cùng khắt khe. Thợ thủ công tham gia xây dựng đều là những nghệ nhân lành nghề. Họa tiết, hoa văn bên trong đều được thiết kế vô cùng tinh xảo.
Sau khi công trình được hoàn thành, lo lắng lộ ra những bí mật thiết kế này của cung điện sẽ bị lộ ra ngoài, uy hiếp an toàn tính mạng của bản thân nên đã nhẫn tâm khiến tất những người đã xây dựng lên đại công trình này đều phải im lặng mãi mãi. Bậc quân vương thực sự rất lạnh lùng tàn nhẫn.
Tử Cấm thành hàng trăm năm qua vẫn đứng vững là minh chứng cho việc, sinh mệnh con người tuy ngắn ngủi nhưng lại có thể mang đến những di sản trường tồn cùng trời đất.
Theo Phạm Trang (Pháp Luật & Bạn Đọc)