Bị săn lùng như loài vật và bị chính gia đình mình “bán tươi” đổi lấy tiền, những người bạch tạng ở Tanzania trải qua một cuộc sống kinh hoàng khi thân thể họ trở thành món hàng trước những đồn đoán mê tín “mang lại may mắn”.
Cuộc sống của những người bạch tạng ở Tanzania rơi vào tình trạng nguy hiểm. |
|
Những nạn nhân của các vụ tấn công man rợ trở thành người tàn tật. |
Theo các chuyên gia, hội chứng bạch tạng xuất hiện ở tần suất 1/1.400 người tại Tanzania, thường là hệ quả của hiện tượng lai gần trong các cộng đồng ở các cùng nông thôn xa xôi. Tần suất này ở phương Tây là 1/20.000 người. |
Vụ việc gần đây nhất liên quan đến việc tấn công người bạch tạng ở Tanzania là vụ bé gái Pendo Emmanuelle Nundi 4 tuổi bị bắt cóc ở nhà hồi tháng 12 năm ngoái. Điều đau lòng là cả bố và bác của em đều bị bắt giữ do có liên quan. Bất chấp khoản tiền thưởng 1.130 bảng và hành động nhanh chóng từ cảnh sát, cô bé vẫn bặt vô âm tín. Nhiều người không khỏi rùng mình khi nghĩ đến số phận của em.
Pendo Sengerema, 15 tuổi, là một nạn nhân của nạn bán tay, chân người bạch tạng ở Tanzania. |
Theo báo cáo của Liên hợp quốc, tại Tanzania, hung thủ của những vụ tấn công nhằm vào người bạch tạng có thể là bất kì ai: từ người lạ cho đến người thân trong gia đình. Tháng 2/2013, một người phụ nữ 38 tuổi mắc bạch tạng bị chồng và bốn người đàn ông khác tấn công khi đang ngủ. Cô con gái tám tuổi của cô đã phải chứng kiến cảnh bố mình rời phòng ngủ với cánh tay của mẹ.
Tính chất manh động trong các vụ tấn công nhằm vào người bạch tạng ở Tanzania xuất phát từ sự cám dỗ của đồng tiền. “Thu nhập” từ việc buôn bán tay, chân của người bạch tạng vào khoảng vài trăm USD, gấp 3 lần mức lương tối thiểu một người có thể kiếm được ở Tanzania.
Josephat Torner, một người đấu tranh cho quyền của người bạch tạng đồng thời cũng là một người bạch tạng, xót xa nói: “Giờ đây chúng tôi có thể thấy cả những ông bố bà mẹ cũng liên quan đến các vụ tấn công… Chúng tôi có thể tin được ai? … Bạn không biết kẻ thù của bạn là ai”.
|
Những người bạch tạng đến các trung tâm tập trung để được bảo vệ khỏi những kẻ tấn công máu lạnh. |
Tại Tanzania, những “nơi an toàn hơn” cho những người mắc bạch tạng đã được lập ra trên cả nước. Đó là những trung tâm, bảo vệ người bạch tạng bằng những bức tường cao ngăn cách. Những trại tập trung này được lập ra sau làn sóng các vụ tấn công nhằm vào người bạch tạng. Tuy nhiên đây chỉ được xem là một giải pháp tạm thời, trong dài hạn vẫn chưa có giải pháp triệt để nào được đưa ra.