Công ước quốc tế về bom chùm năm 2008 đã được thông qua tại Liên Hợp Quốc và có hiệu lực vào tháng 10-2017.
Một vài nước không tham gia công ước này bao gồm Mỹ, Nga, Triều Tiên, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Roberts Gate lúc đó đã tuyên bố sẽ dần thay thế các loại bom chùm cũ bằng những phiên bản mới với tỉ lệ bom xịt thấp hơn 1%.
Ông Gates ra hạn chót để loại bỏ hết các loại bom chùm cũ là vào năm 2019, tuy nhiên, đến nay, các quan ngại từ lực lượng pháo binh của Nga và Triều Tiên đã khiến Lầu Năm Góc phải thay đổi chính sách này. Theo đó, sẽ không có hạn chót cho việc thay thế mà Mỹ vẫn sẽ giữ bom chùm trong kho vũ khí và có thể sử dụng nó bất cứ lúc nào.
Bom chùm "mẹ" chứa hàng trăm bom bi nhỏ, khi thả sẽ bung ra trên một khu vực rộng lớn. Tuy nhiên, nếu những quả bom con không thể tự kích nổ mà nằm chìm dưới đất, nó sẽ gây ra rất nhiều hệ quả tai hại cho dân thường sống trong khu vực đó.
Nhằm duy trì khả năng tấn công mà không sử dụng bom chùm, quân đội Mỹ hiện nay đang sử dụng các tên lửa mang đầu đạn phân mảnh phóng từ các hệ thống tên lửa bắn loạt. Các tên lửa này chứa hàng nghìn đầu đạn làm bằng vonfram có khả năng xuyên phá qua các lớp thép mỏng nhưng lại không có hiệu ứng nổ nên loại bỏ sự nguy hiểm từ các đầu đạn xịt như những bom chùm cũ.
Theo Đặng Vũ (An Ninh Thủ Đô)