Dù F-35 chỉ hoạt động cầm chứng tại Mỹ nhưng dòng tiêm kích này lại rất hiệu quả khi hoạt động ngoài lãnh thổ Mỹ và kiếm được cả tá khách hàng.
Việc mua thêm 17 chiếc F-35I đã nâng tổng số máy bay này trong Không quân Israel lên tới 50 chiếc, trong đó cặp F-35I đầu tiên đã được chuyển giao cho Israel vào cuối năm 2016. Dù Bộ Quốc phòng Israel không tiết lộ giá trị của hợp đồng mua bán này nhưng trong một thỏa thuận gần đây, giá của những chiếc máy bay chiến đấu này là dưới 100 triệu USD/chiếc.
Trang Flightglobal.com dẫn nguồn tin từ Không quân Israel (IAF) ;cho biết, IAF đã tiếp nhận 2 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35I trong tháng 12/2016. Đợt bàn giao tiếp theo sẽ được hãng chế tạo Mỹ Lockheed Martin bàn giao lần lượt trong năm 2017.
Tiêm kích F-35I. |
Ngay sau khi được tiếp nhận, tiêm kích F-35I sẽ được tích hợp các công nghệ đặc biệt của Israel để vừa giữ khả năng tàng hình của máy bay, cũng như phù hợp với phương thức tác chiến đặc biệt của Không quân Israel.
Và ngay khi được tiếp nhận, chiến đấu cơ này đã lập được công đầu khi thực hiện thành công cuộc không kích vào lãnh thổ Syria mà không vấp phải sự phản kháng nào. Thủ tướng Benjamin Netanyahu ví Không quân như "cánh tay dài" của Israel và "nó đã dài thêm" sau khi đưa F-35I vào trang bị và tiếp tục mua thêm.
Theo hợp đồng ban đầu, Israel đặt mua tổng cộng 33 chiếc với đơn giá khoảng 110 triệu USD/chiếc. Đơn hàng 17 chiếc tiếp theo đã được Mỹ hạ giá xuống dưới 100 triệu USD/chiếc.
Cùng với việc gặt hái được thành công lớn tại Israel, phi đội gồm 10 chiếc F-35B đã được Mỹ triển khai đến căn cứ quân sự Iwakuni (tỉnh Yamaguchi, miền tây Nhật Bản). Quyết định này cũng đồng nghĩa với việc lần đầu tiên chiến đấu cơ này xuất ngoại làm nhiệm vụ trực chiến.
Không chỉ triển khai đến Nhật và bàn giao cho Israel, Lầu Năm Góc còn để ngỏ khả năng đưa chiến đấu cơ này tham gia chiến dịch quân sự chống khủng bố tại Trung Đông.
"Chúng tôi đang cố kìm cương trong tay mình và cảm thấy vô cùng phấn khích khi F-35 đến Nhật và bàn giao cho đồng minh Israel. Chúng tôi sẵn sàng triển khai F-35B đi chống khủng bố", Phó chỉ huy tác chiến của binh chủng lính thủy đánh bộ Mỹ, ông Jon Davis tuyên bố.
Trái với hoạt động sôi nổi bên ngoài, tại nước Mỹ, hoạt động của gần như không hề được chú ý đúng mức với khả năng như được công bố của chúng. Điều này được thể hiện rõ qua tần suất hoạt động của F-35 trong biên chế quân đội Mỹ kể từ khi nó được đưa vào trang bị năm 2015.
Khi chúng chỉ thể hiện vai trò như một mẫu vũ khí tượng trưng hơn là có tính chiến đấu thực sự như F-22. Trong khi đó kể từ khi biên chế F-35I vào tháng 12 năm ngoái cho tới nay Không quân Israel lại sử dụng khá tốt dòng chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 này.
Bất chấp tình trạng ảm đạm trong nước Mỹ vẫn kiếm được số lượng lớn khách hàng của F-35 sau khi Israel mua thêm, Nhật Bản cân nhắc mua với số lượng lớn sau khi Mỹ triển khai F-35B, cùng với đó người Anh cũng đang cân nhắc mua số lượng tới vài chục chiến phiên bản B của F-35 trang bị cho cặp tàu sân bay mới của mình.
Việc F-35 tìm kiếm được nhiều khách hàng bên ngoài lãnh thổ Mỹ bất chấp thực tế không mấy lạc quan ở trong nước được các chuyên gia lý giải cũng tương tự tự trường hợp của S-400 Nga.
Hãng RIA Novosti dẫn tuyên bố của ông Dmitry Shugaev, Giám đốc Cơ quan Liên bang hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga cho biết, cơ quan này đã nhận 10 đơn đặt cho việc cung cấp những tổ hợp tên lửa phòng không S-400 ngây tại Triển lãm Army 2017.
Việc Nga kiếm được hợp đồng cho hệ thống phòng không này khiến nhiều người bất ngờ bởi từ khi chính thức được trang bị trong lực lượng phòng thủ Nga, chưa một lần vũ khí này thực chiến. Sức mạnh và độ tin cậy của S-400 mới chỉ dừng lại ở những tuyên bố ngoài mong đợi của nhà sản xuất.
Theo Tuấn Vũ (Đất Việt)