Sau hơn 30 năm đưa vào trang bị, tên lửa chống tăng Hellfire của Mỹ đã trở nên lỗi thời và cần được nâng cấp hơn bao giờ hết.
Tờ Flightglobal cho biết, Quân đội Mỹ đã bắt đầu mở gói đấu thầu cho chương trình nâng cấp hệ thống dẫn đường kép mới cho tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire do Lockheed Martin chế tạo sau hơn 30 năm đưa vào sử dụng.
Theo đó, vào hôm 2/2 Quân đội Mỹ đã bắt đầu mở gói thầu cho chương trình phát triển tên lửa không đối đất (JAGM) thế hệ mới của nước này, với sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng đình đám như Lockheed Martin và Raytheon. Các công ty tham gia gói thầu này có thời hạn 60 ngày để hoàn tất hồ sơ dự thầu của mình.
|
Sau hơn 30 năm đữa vào sử dụng tên lửa Hellfire đang dần lỗi thời.
|
Bên cạnh đó, Hải quân Mỹ cũng đang có kế hoạch trang bị các tên lửa không đối đất JAGM cho các máy trực thăng tấn công AH-1Z của lực lượng Lính thủy đánh bộ.
Chương trình này cũng bao gồm việc phát triển hệ thống dẫn đường thế hệ mới cho các tên lửa chống tăng Hellfire của Lockheed Martin, với việc nâng cấp động cơ đẩy, đầu đạn dẫn đường và các thiết bị điện tử có liên quan. Hiện tại tập đoàn Lockheed Martin đã đưa ra gói nâng cấp hệ thống dẫn đường kép cho Hellfire, trong khi đó hãng Raytheon vẫn chưa có bất kỳ động thái cụ thể nào cho chương trình này.
Theo phát ngôn viên của Raytheon - John Patterson cho biết, hãng này có thể sẽ phát triển hệ thống dẫn đường mới dành cho tên lửa Hellfire dựa trên thiết kế của loại bom đường kính nhỏ SBD do Raytheon chế tạo.
|
Mô hình tên lửa không đối đất JAGM do Lockheed Martin thiết kế. |
Mặc dù, tập đoàn Lockheed Martin luôn là nhà thầu dành được các hợp đồng tên lửa không đối đất JAGM cho Quân đội Mỹ trong hơn 10 năm qua, nhưng tập đoàn này vẫn tiến hành phát triển các chương trình tên lửa JAGM thế hệ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của Quân đội Mỹ trong tương lai.
Trong đó gói nâng cấp hệ thống dẫn đường cho tên lửa chống tăng Hellfire của Lockheed Martin sẽ bao gồm việc trang bị thêm một thiết bị cảm biến laser bán chủ động tiên tiến có độ chính xác cao, cũng với đó là khả năng tìm và diệt các mục tiêu di động nhờ hệ thống dẫn đường bằng radar có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Còn hãng Raytheon có thể sẽ trang bị cho các tên lửa Hellfire hệ thống dẫn đường bằng hình ảnh quang hồng ngoại.
|
Thiết kế mẫu của chương trình tên lửa không đối đất chiến thuật JCM được lắp trên cánh tiêm kích F-18. |
Chương trình tên lửa JAGM với tiền thân là chương trình tên lửa không đối đất chiến thuật (JCM) được bắt đầu vào năm 2003, với sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Mỹ như Raytheon, Lockheed Martin và liên doanh Boeing/Northrop Grumman. Quân đội Mỹ hy vọng sẽ sản xuất khoảng 77.000 tên lửa JCM để thay thế cho các tên lửa không đối đất chiến thuật AGM-65 Maverick của Raytheon và AGM-114 Hellfire của Lockheed Martin.
Chương trình JCM dự kiến sẽ hoàn tất quá trình phát triển trong vòng 4 năm và một hợp đồng chính thức đã được Quân đội Mỹ trao Lockheed Martin vào 2004. Tuy nhiên sau nhiều năm phát triển JCM vẫn chưa đạt được bất kỳ bước tiến nào và bị Quân đội Mỹ chính thức hủy bỏ vào năm 2007, sau đó đến 2012 Lockheed Martin lại được Mỹ tiếp tục trao cho một hợp đồng phát triển hệ thống dẫn đường mới cho chương trình tên lửa JAGM.
Theo Tuấn Đặng (Kienthuc.net.vn)