Chứng kiến việc Nga đang tích cực hiện đại hóa các loại máy bay mang tên lửa tầm xa Tu-160 và Tu-95MS, Hoa Kỳ đã ngay lập tức bắt tay vào triển khai công việc tương tự trên máy bay ném bom chiến lược B-52 của họ, đây là những chiếc máy bay đã đưa vào phục vụ từ năm 1952.
Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc hãng hàng không General Electric Aviation của Mỹ, ông Karl Sheldon trong một cuộc phỏng vấn gần đây cho biết rằng, các nhà sản xuất đã sẵn sàng cung cấp cho phiên bản B-52 loại động cơ mới. Chắc chắn công việc nâng cấp B-52 sẽ khó khăn và cần thời gian nhưng ông tin tưởng dự án này sẽ thành công.
Trước đó công ty của ông Karl Sheldon đã giới thiệu một nguyên mẫu mới, chúng được hoàn thiện trong một thời gian ngắn, cụ thể nguyên mẫu này sẽ được tích hợp một động cơ mới với khung của tàu lượn tương thích cho cánh và giảm đáng kể tải trọng chiến đấu.
Ông Sheldon cho biết rằng, họ sẽ chú ý đến độ tin cậy của các chuyến bay, kiểm tra hệ thống vũ khí và thử nghiệm máy bay với động cơ mới.
Ngoài ra ông Sheldon cho biết thêm rằng, hiện trên B-52 không có một thiết bị trợ lực, tuy nhiên trên phiên bản mới sẽ được trang bị một thiết bị như vậy, chúng sẽ hoạt động dựa vào nguồn điện hoặc khí nén.
Theo ông Sheldon, thời gian để hoàn thành dự án này sẽ phụ thuộc vào quyết định lựa chọn phương pháp thử nghiệm mẫu động cơ mới cũng như của các nhà chức trách.
Những máy bay ném bom chiến lược Tu-160, Tu-95 và B-52 đều được phát triển từ giữa thế kỷ XX vẫn đang phục vụ trong lực lượng vũ trang của Nga và Mỹ. Chúng đều trở thành một phần không thể thiếu của lực lượng không quân hai nước và nổi tiếng trên toàn thế giới.
Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Liên Xô đe dọa lẫn nhau nhờ sự giúp sức của vũ khí hạt nhân. Những nỗ lực của hàng triệu người và ngân sách giành cho sự phát triển và triển khai hệ thống vũ khí với công nghệ mới này cho phép tiêu diệt kẻ thù hoàn toàn kẻ thù trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến.
Trong cuộc chạy đua tạo ra loại vũ khí này, cả hai đã tạo ra những chiếc máy bay ném bom cho riêng mình có khả năng băng qua các đại dương và lục địa để thả trực tiếp bom hạt nhân vào lãnh thổ của nhau.
Tuy nhiên sự xuất hiện của các hệ thống phòng không đã không cho phép điều này xảy ra, những chiếc máy bay này bắt đầu được trang bị các tên lửa để phóng vũ khí hạt nhân ở khoảng cách gần nhất có thể với mục tiêu.
Có vẻ như ý tưởng kỹ thuật của những năm 1950-1970 này tiếp tục được sử dụng ngày nay, 27 năm sau khi Liên bang Xô sụp đổ và kết thúc Chiến tranh Lạnh, chúng lại tiếp tục được nâng cấp và tiếp tục phục vụ.
Theo Nguyễn Đông (Đất Việt)