Quan chức của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Washington quyết tâm tạo ra một môi trường tin tưởng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp và đảm bảo an toàn và ổn định tại khu vực.
|
Tàu sân bay USS Carl Vinson của Mỹ ở Hồng Kông
|
Mạng Sina Quân sự tại Trung Quốc đưa tin cho biết Bộ tư lệnh lực lượng châu Á Thái Bình Dương của quân đội Mỹ đã triển khai 1200 quân đặc nhiệm cùng các trang bị vũ khí công nghệ tiên tiến nhất đến khu vực châu Á Thái Bình Dương trong chiến lược răn đe, kiềm chế sự hiện diện ngày càng gia tăng của TQ ở khu vực.
Trang thông tin của TQ cũng nhắc lại tuyên bố gần đây của Bộ trường Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter trong chuyến công du châu Á kéo dài 10 ngày vừa kết thúc hồi đầu tháng 6 vừa qua rằng Mỹ coi khu vực châu Á TBD là một khu vực có tầm quan trọng, nơi Mỹ có lợi ích cốt lõi.
Quan chức của Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng Washington quyết tâm tạo ra một môi trường tin tưởng, hỗ trợ giải quyết tranh chấp và đảm bảo an toàn và ổn định tại khu vực.
Mạng Sina cho rằng, rõ ràng, Mỹ đã coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của mình trong khu vực bất chấp thực tế là Hoa Kỳ cũng đang theo đuổi các quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc và coi đó là một trong những lợi ích chung mà hai nước này cần nhau.
Theo đó, Washington cần chuẩn bị để giải quyết các cản trở trong quan hệ giữa hai nước thông qua các biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, quân đội của Hoa Kỳ cũng thể hiện sự sẵn sàng để đối phó với một cuộc xung đột bất ngờ với Trung Quốc.
Cánh tay của các lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở châu Á TBD chính là Bộ tư lệnh TBD nơi phụ trách địa bàn châu Á, Alaska, Cực Bắc, Ấn Độ Dương và Đông Nam Á. Địa bàn của Bộ tư lệnh TBD trải dài trên 36 quốc gia, trong số này có 5 nước có vũ khí hạt nhân, chiếm hơn 50% diện tính và dân số toàn thế giới.
Bộ tư lệnh Thái Bình Dương chỉ huy các đơn vị tác chiến gồm hải, lục, không quân, lính thủy đánh bộ, đặc nhiệm. Đối với Lục quân, Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương có Sư đoàn bộ binh số 25 đóng ở Hawaii và Alaska.
Ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Alaska, Hawaii, quân đội Mỹ có 106000 quân với sự hỗ trợ của hơn 300 máy bay chiến đấu phản lực, trực thăng và các hạm đội tác chiến mặt nước.
Với Không quân, Bộ tư lệnh TBD của Mỹ có 29000 quân, sỹ cùng 300 máy bay chiến đấu các lợi đóng tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Alaska và Hawaii.
Với Hải quân, Bộ tư lệnh TBD chỉ huy một lực lượng tác chiến hùng hậu gồm Hạm đội 3 (tác chiến toàn bộ phía tây bờ biển nước Mỹ); Hạm đội 5 (tác chiến ở Vùng Vịnh, Tây Ấn Độ Dương); Hạm đội 7 đóng quân ở Nhật Bản (toàn bộ khu vực Thái Bình Dương) với trang bị 41 tàu ngầm tấn công, 200 chiến hạm, 600 máy bay cùng các nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu đổ bộ.
Trong khi đó, 2/3 quân số của lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ (khoảng 85000 quân) đều đóng ở châu Á Thái Bình Dương trong đó có Lực lượng lính thủy đánh bộ viễn dương số 1 có căn cứ ở bang California và Lực lượng lính thủy đánh bộ viễn dương số 3 đóng quân ở Nhật Bản.
Theo Hòa Bình (Nguoiduatin.vn)