Cơ quan nghiên cứu quốc phòng Mỹ (DARPA) vừa trao hợp đồng trị giá 89,4 triệu USD cho công ty Aurora để phát triển máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng mới.
Động cơ của LightningStrike sẽ được bố trí trong thân máy bay, hoạt động tạo ra điện để làm quay 24 động cơ cánh quạt bố trí trong 2 cánh dạng hình hộp của máy bay. Hai cánh lớn chứa 9 độngcơ/cánh và 2 cánh nhỏ có 3 động cơ/cánh.
Vẻ kỳ dị của máy bay LightningStrike nhìn từ phía trước. |
Khi cất cánh, hai cánh này được điều khiển chuyển động lên xuống theo chiều ngang. Khi bay lên thì hai cánh quay hướng lên để máy bay bốc lên như trực thăng, rồi sau đó dàn cánh quay ngang để máy bay lướt đi như máy bay cánh cố định.
Đặc biệt, khi hạ cánh thì hai cánh chuyển động như lúc bay lên, máy bay hạ xuống thẳng đứng như trực thăng. Và theo kế hoạch, LightningStrike dự kiến cất cánh bay thử nghiệm vào năm 2018, tốc độ khoảng 700 km/h, có thể đạt hiệu suất tải trọng đến 40% so với trọng lượng của nó (2,1 tấn trên 5,4 tấn).
Loại máy bay này dự định đạt tỉ lệ lực nâng/lực cản là 10, hơn hẳn loại V-22 Osprey có tỉ lệ khoảng 5-6. Ngoài ra máy bay mới cũng nhằm nâng hiệu suất bay từ mức 60% của V-22 lên 75%.
Hiện nay, máy bay V-22 được trang bị 2 động cơ đồ sộ 2 bên thân, với cấu tạo này, nhiều chuyên gia cho rằng chính động cơ dạng này đã làm máy bay tiêu tốn nhiều năng lượng cũng như làm giảm sự cơ động của máy bay.
Trong khi đó, các động cơ cánh quạt của LightningStrike được thiết kế chạy bằng điện nên hoạt động sẽ rất êm, dễ bảo trì sửa chữa. Mỗi động cơ được điều khiển riêng. Vì vậy, máy bay sẽ nhẹ và cơ động hơn.
Dự kiến, LightningStrike còn có thể dùng pin năng lượng để hoạt động thay vì dùng động cơ phản lực tạo ra điện cho các động cơ cánh quạt như mẫu ban đầu, DARPA cho biết thêm.
|
Clip cách máy bay LightningStrike cất/hạ cánh |
Theo Ngọc Hòa (Đất Việt)