Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại cuộc họp báo chung |
“Cố vấn Rice và Ngoại trưởng Steinmeier đã nhất trí về sự cần thiết phải thực hiện các thỏa thuận Minsk, trong đó nhấn mạnh việc chấm dứt chiến sự, hợp tác với Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), trao đổi tù binh.
Đại diện Mỹ - Đức khẳng định, biện pháp trừng phạt chống lại nước Nga sẽ được tăng lên trong trường hợp các thỏa thuận Minsk bị vi phạm, hoặc lực lượng ly khai thân Nga mở rộng lãnh thổ chiếm đóng”.
Cùng ngày, Điều phối viên chịu trách nhiệm về các quan hệ hợp tác với Nga, Trung Á và các đối tác phía Đông, ông Gernot Erler, cũng để ngỏ khả năng áp lệnh trừng phạt mới đối với Nga.
“Các nước Liên minh châu Âu có thể đưa ra lệnh trừng phạt mới đối với Nga, điều này phụ thuộc vào việc thực hiện các thỏa thuận Minsk. Vì vậy, chúng tôi hy vọng cách tiếp cận mang tính xây dựng từ phía Nga. Chúng tôi nhắc lại, kế hoạch hòa bình Minsk phải được thực thi đầy đủ”.
Tuy nhiên, ông Gernot Erler Erler thừa nhận, việc mở rộng của các biện pháp trừng phạt (nếu xảy ra) đối với nước Nga phải có sự đồng thuận của tất cả 28 thành viên Liên minh châu Âu.
Trong một loạt diễn biến liên quan. Hôm 10/3, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, ông Donald Tusk trong một cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama "đã xin lỗi" vì Liên minh châu Âu không hành động nhanh như Washington về vấn đề liên quan đến Moscow.
Ngày 11/3, Bộ Tài chính Mỹ cũng thông báo việc gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với một số tổ chức và cá nhân Nga, Ukraine liên quan tới khủng hoảng của Ukraine.
Ngày 12/3, Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz cho biết, Liên minh châu Âu đang chuẩn bị thực thi biện pháp mới trừng phạt chống Nga.