Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, được coi là một trong những cái nôi văn minh của nhân loại với lịch sử hình thành và phát triển hàng nghìn năm qua các triều đại khác nhau. Khi tìm hiểu về văn hóa Trung Quốc, ngoài trang phục thì ẩm thực luôn là một chủ đề khá thú vị để chúng ta tìm hiểu.
Các hoàng đế luôn có đặc quyền, đặc lợi được sử dụng những đầu bếp giỏi nhất nước cũng như mọi nguyên liệu tốt nhất để làm các món ăn đặc biệt chỉ dành riêng cho họ. Trên thực tế, những món ăn này là đỉnh cao của một nền ẩm thực vào thời điểm đó.
Từ Hy Thái Hậu được biết đến là người ưa chưng diện và biết cách hưởng thụ.
Trang phục của bà là những đều được dệt từ lụa cao cấp, dùng chỉ vàng và ngọc trai chất lượng cao để thêu, trang sức bà đeo quanh người, trâm vàng cài tóc đều là kì trân dị bảo.
Vốn là một người có tình yêu với ẩm thực, không khó hiểu khi Từ Hy Thái Hậu khá để tâm đến việc ăn uống của mình.
Bên cạnh Ngự thiện phòng phục vụ cho các phi tần của hoàng đế, Từ Hy có một nhà bếp riêng được xây dựng bên trong Tử Cấm Thành, gọi là "Bếp Tây".
Nhà bếp này được chia thành 5 phòng chuyên 5 loại món: Món thịt, món chay, các món cơm - mì - bánh bao, món ăn vặt và món bánh ngọt.
Mỗi bữa Từ Hy Thái hậu được phục vụ 120 món khác nhau. Tuy nhiên, bà chỉ ăn vài món, mỗi món một đến hai miếng vì sợ bị đầu độc.
Từ Hy Thái Hậu dùng hai bữa chính mỗi ngày. Trong bữa chính, có hơn 100 món ăn khác nhau được bày biện. Ngoài ra, mỗi ngày còn 2 bữa ăn nhẹ với 40 đến 50 món, ít nhất phải bao gồm 20 đĩa thức ăn.
Khi Từ Hy bắt đầu dùng bữa, Đại tổng quản thái giám Lý Liên Anh sẽ dùng những cái đũa bạc để nếm từng món ăn. Nếu cái đũa bạc chuyển sang màu đen, đồng nghĩa món ăn đó đã bị nhiễm độc và sẽ không được ăn.
Điều đặc biệt, "Lão phật gia" là một tín đồ của món lẩu. Các nồi lẩu trong cung thường được làm bằng gốm sứ, bạc, bạc mạ vàng hoặc men.
Có một món ăn khiến Từ Hy Thái hậu "cưng chiều" vô cùng – Lẩu hoa cúc.
Không phải đến thời điểm hiện tại chúng ta mới biết đến món lẩu.
Vào năm 1279, khi những người lính Mông Cổ đang nghỉ ngơi và chuẩn bị thức ăn, đột nhiên nghe thấy tiếng trống đập nhanh báo hiệu kẻ thù đang đến gần.
Những người lính đói khát ngay lập tức ném tất cả thịt bò và thịt cừu, rau vào nước sôi và ăn chúng rất nhanh để lấp đầy dạ dày trước khi vào trận chiến. Và có lẽ đây chính là nguồn gốc món ăn phổ biến hiện nay ở nhiều nước châu Á khi vào mùa đông.
300 năm sau, dưới triều đại nhà Thanh, bộ phận chịu trách nhiệm nấu thức ăn cho gia đình hoàng đế đã thêm một món lẩu vào mỗi bữa ăn trong những tháng mùa đông để giữ ấm cho các thành viên hoàng gia.
Để cố gắng giữ tuổi trẻ và nhan sắc, Từ Hy Thái hậu thường rất thận trọng về thói quen ăn uống của mình. Có 3 thứ mà Thái hậu Từ Hy thường xuyên ăn và coi đó là những thủ thuật làm đẹp quý giá của mình: Sữa mẹ, bột ngọc trai và hoa cúc.
Thái hậu Từ Hy luôn ra lệnh cho những người hầu của mình hái hoa cúc tươi mỗi ngày trong thời gian mùa đông và rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi để bà thưởng thức với công dụng giúp người ăn trẻ mãi không già.
Các ngự ẩm triều Thanh cũng giữ thân nhiệt cho mọi người bằng hái hoa cúc tươi rắc cánh hoa vào nồi lẩu sôi sùng sục.
Cuộc sống xa hoa của Từ Hy Thái Hậu cho đến nay vẫn là một chủ đề thú vị nhận được sự quan tâm của nhiều người yêu thích tìm hiểu nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.
Theo Nguyên Anh (Nguoiduatin.vn)