Thi Nại Am viết tác phẩm "Thủy Hử" vào khoảng thế kỷ 14. Trong số 108 vị hảo hán Lương Sơn Bạc, nhiều người đặc biệt chú ý đến Võ Tòng . Nhân vật này được mô tả có sức khỏe, võ công hơn người khi tay không đánh hổ.
Sau khi theo Tống Giang quy thuận triều đình, Võ Tòng đi đánh dẹp lực lượng của Phương Lạp. Trong trận đánh tại Mục Châu, Võ Tòng bị Bao Đạo Ất chém mất tay trái. Anh hùng Lương Sơn Bạc này được Lỗ Trí Thâm cứu thoát.
Sau khi thắng trận, Võ Tòng không trở về Biện Kinh nhận chức mà xuất gia tại tháp Lục Hòa, Hàng Châu. Ông được phong làm Tĩnh Trung thiền sư và qua đời khi 80 tuổi vì tuổi già, bệnh tật.
Tuy nhiên, nhiều người không tin rằng đây là kết cục thực sử của Võ Tòng. Họ suy đoán Thi Nại Am đã hư cấu và viết cho nhân vật này một cái kết viên mãn.
Bí ẩn này được các chuyên gia giải mã khi tìm thấy mộ của Võ Tòng. Vào năm 1894, khi tiến hành tu sửa tường thành Dũng Kim Môn ở Hàng Châu, các công nhân tình cờ phát hiện ra một quan tài cổ.
Sau đó, giới khảo cổ nhanh chóng tới hiện trường. Tại đây, họ nhìn thấy dòng chữ trên bề mặt quan tài ghi “Võ Tòng chi cữu” (quan tài của Võ Tòng).
Nhóm khảo cổ cũng tìm được bia mộ. Sau khi xem xét cẩn thận, các chuyên gia khẳng định đây là mộ của Võ Tòng. Bên trong quan tài có một bộ hài cốt nam giới.
Kết quả kiểm tra bộ hài cốt cho thấy Võ Tòng không hề bị mất tay trái như trong tác phẩm "Thủy Hử".
Trên bộ hài cốt có những dấu vết cho thấy ông có nhiều vết sẹo trên người. Những vết sẹo này không phải vết thương do đánh nhau với quân địch.
Theo các chuyên gia, những vết sẹo đó là do có người cố tình tạo ra. Từ đây, họ nhận định Võ Tòng có khả năng bị kẻ địch bắt giữ, tra tấn và giam cầm đến chết.
Theo Thùy Liên (Kienthuc.net.vn)