'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao?

01/03/2024 08:25:15

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn gần như "bất khả xâm phạm" dù được phát hiện cách đây 50 năm.

Hơn hai thiên niên kỷ trôi qua, lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng vẫn gần như "bất khả xâm phạm" và chưa hề bị tổn hại bởi thời gian. Khám phá đáng kinh ngạc nhất liên quan đến lăng mộ này chính là sự xuất hiện của đội quân đất nung hùng hậu với số lượng lên tới hơn 2.000 binh sĩ, cùng với những xe ngựa và vũ khí chiến đấu như cung và nỏ.

Đã có 4 hố chôn được khai quật với tổng cộng diện tích lên đến hơn 25.000 mét vuông kể từ khi quần thể này được phát hiện năm 1974. Song đó mới chỉ là những gì nằm ở phía ngoại vi của quần thể lăng mộ rộng lớn. Các chuyên gia khảo cổ học ước tính rằng có thể có đến 8.000 bức tượng đất nung khác ẩn mình bên trong khu vực an nghỉ cuối cùng của vị hoàng đế quyền lực này.

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao?

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 1
Ảnh: AI

Đó là lý do, lăng mộ Tần Thủy Hoàng là lăng mộ lớn cuối cùng mà các nhà khảo cổ trên thế giới muốn khai quật, thậm chí có nhà khảo cổ quốc tế còn thẳng thắn nói: "Nếu có thể nhìn thấy lăng Tần Thủy Hoàng được khai quật, kiếp này tôi sẽ không hối hận". 

Sách cổ "Hán thư" chép rằng: Tần Thủy Hoàng được chôn cất ở núi Ly Sơn, có ba dòng suối uốn lượn bên dưới. Bên trong lăng mộ, sự lộng lẫy của cung điện không gì có thể so sánh được".

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 2
Ảnh: AI

Do đó, việc khai quật lăng Tần Thủy Hoàng đã trở thành niềm hy vọng cho tất cả các nhà khảo cổ trên thế giới, với mong muốn chiêm ngưỡng toàn bộ cấu trúc lăng mộ của vị hoàng đế vĩ đại đầu tiên của Trung Quốc.

Nhưng Trung Quốc rất kiên quyết, cho biết họ sẽ không bao giờ đào lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Từ đó, có người cho rằng Trung Quốc không dám khai quật vì sợ bên trong sẽ không phát hiện được gì. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng lớn đến quần thể di chi khảo cổ mà Trung Quốc cất công bảo vệ bấy lâu này, mà thậm chí còn làm mất doanh thu từ du lịch.

Nhưng thực tế, đây không phải là nguyên nhân.

Vì sao Trung Quốc không "động thổ" lăng mộ Tần Thủy Hoàng?

Vậy thứ gì khiến Trung Quốc quyết tâm không mở lăng mộ của Tần Thủy Hoàng? Theo phân tích của Sohu (Trung Quốc), có 4 nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Công nghệ hiện tại chưa thể bảo vệ được di tích trong lăng mộ

Các nhà khảo cổ cho biết, các chiến binh và ngựa đất nung khi vừa được đào lên thực ra có nhiều màu sắc và sống động như thật, tuy nhiên sau khi bị chôn sâu trong lòng đất suốt 2.000 năm, tất cả đã bị oxy hóa ngay sau khi tiếp xúc với không khí khi được đào lên, các sắc màu sống động vì thế cũng biến mất.

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 3
Những sắc màu sống động của đội quân đất nung khi vừa được khai quật lên. Ảnh: Guoxue.ifeng
'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 4
Ảnh: Guoxue.ifeng

Điều này khiến quần thể chiến binh, ngựa đất nung trở nên "vô hồn", không thể kể tròn vẹn câu chuyện của cách đây hàng nghìn năm.

Đó chính là điểm yếu của công nghệ hiện tại. Công nghệ hiện tại không thể bảo vệ được các chiến binh và ngựa đất nung, thì khi con người đối mặt với cung điện ngầm sang trọng hơn trong lăng Tần Thủy Hoàng, thì tổn thất sẽ là khôn lường. Chỉ cần nước hoặc không khí lọt vào bên trong cũng có thể phá hủy bất cứ cổ vật nào. Mất mát này không có gì có thể bù đắp được.

Các nhà khảo cổ học cũng nhấn mạnh rằng, dù cho có thể khai quật được đi chăng nữa, việc bảo toàn trạng thái nguyên sơ của các hiện vật trong lăng mộ khi chúng được đưa lên mặt đất là một thách thức lớn mà Trung Quốc có thể sẽ phải đối mặt.

Thứ hai: Liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Trung Quốc

Trong văn hóa Trung Quốc, việc đào mộ tổ tiên là trái đạo đức, tất nhiên ngoại trừ những kẻ trộm mộ hay trong chiến tranh. Do đó, lăng mộ của các hoàng đế ở mọi triều đại đều được bảo vệ nghiêm ngặt. 

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 5
Ảnh: Guoxue.ifeng

Quan trọng hơn, lăng mộ của bậc đế vương thường được coi là có liên quan đến vận mệnh của vương triều và vận mệnh quốc gia, một khi lăng mộ hoàng gia bị phá hủy sẽ có nguy cơ gây nguy hiểm cho quốc gia. Đây là điều rất cấm kỵ.

Thứ ba: Địa vị đặc biệt của Tần Thủy Hoàng với người Trung Quốc

Hơn nữa, Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân Trung Quốc. Cho dù có tò mò đến đâu chăng nữa thì hầu hết người dân Trung Quốc sẽ không đồng ý khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng.

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 6
Ảnh: Sohu

Tần Thủy Hoàng là vị hoàng đế đầu tiên thống nhất Trung Quốc sau hàng trăm năm chia cắt và chiến tranh liên miên. Trong thời gian trị vì, ông đã tiến hành nhiều đại dự án, bao gồm việc xây dựng thêm Vạn Lý Trường Thành; công trình trị thủy mang tên kênh Linh Cừ; cung điện nguy nga, lộng lẫy A Phòng...

Có một thực tế rằng, cả chuyên gia và người dân Trung Quốc đều tò mò về lăng Tần Thủy Hoàng, nhưng so với tầm quan trọng của sự tồn tại của công trình vĩ đại này thì những điều tò mò đó không thể sánh nổi.

Thứ tư: Yếu tố phong thủy của lăng mộ

Theo Bộ Văn hóa Trung Quốc, chi phí để khai quật lớp đất có độ dày đến 76 mét này trong lăng mộ có thể lên tới 60 tỷ NDT. Tuy nhiên, kinh phí khổng lồ này không hẳn là lý do khiến Trung Quốc quyết bảo vệ Tần Lăng. Điều cốt yếu thứ ba đến từ phong thủy.

Từ ngàn xưa, việc lựa chọn địa điểm lăng mộ cho bậc đế vương luôn được xem trọng. Quá trình chọn lựa địa điểm "đắc địa" để xây lăng mộ cho Tần Thủy Hoàng đã tiêu tốn biết bao công sức của các bậc thầy phong thủy thời đó.

Lăng mộ này được đặt dưới ngọn đất cao 76 mét, hình dáng tương tự như một kim tự tháp. Một số học giả phong thủy xem lăng mộ này như một kiệt tác về địa lý, với nguyên tắc tựa lưng vào núi có hình dáng như con rồng đang nằm và vây quanh bởi nước. Xét trên yếu tố phong thủy, lăng mộ rất đặc biệt: Phía nam tựa vào núi, ba hướng bắc, đông và tây đều bao bọc bởi dòng sông. 

'Mở được mộ Tần Thủy Hoàng, kiếp này tôi không hối hận': Vậy mà Trung Quốc quyết không động thổ, vì sao? - 7
Ảnh: Sohu

Điểm đặt lăng của Tần Thủy Hoàng lại nằm ngay "mắt rồng", một địa điểm vô cùng linh thiêng. Chính vì điều này, các chuyên gia đã từ bỏ ý định khai quật lăng mộ để giữ gìn thế "long mạch" đầy tốt lành này không bị xáo trộn.

Dựa trên những đánh giá và phân tích của giới khảo cổ, nếu xét theo mức độ phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay, việc tiến hành khai quật một di tích quy mô lớn như lăng mộ Tần Thủy Hoàng có thể sẽ mất hàng trăm năm. Thêm vào đó, thời gian này chỉ mang tính chất tương đối bởi trong suốt quá trình khai quật, không thể loại bỏ khả năng xuất hiện các sự cố bất ngờ, làm cho công cuộc khai quật thêm phức tạp và kéo dài hơn nữa.

Theo Trang Ly (Nguoiduatin.vn)

 

Nổi bật