Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây nói trên truyền hình nước này rằng "Biên giới của Nga không kết thúc tại đâu cả", nhưng lập tức giải thích là "tôi nói đùa".
Tờ này dẫn một số nguồn báo chí Ukraine đặt nghi vấn liệu đây có phải là "sự ám nhỉ [Nga] sẽ quy hoạch lại biên giới Moldova, Gruzia và Ukraine"? Tạp chí Newsweek (Mỹ) thì nêu giả thuyết về một ý nghĩa tượng trưng khác trong câu nói của ông Putin.
Một nhà báo kỳ cựu người Trung Quốc (đề nghị giấu tên) công tác lâu năm tại Nga trả lời Global Times hôm 25/11 nói, đằng sau phát ngôn "đùa" của Tổng thống Nga có thể là sự cảnh cáo nhằm vào "một loạt đối tượng".
Theo nhà báo này, Putin nhiều khả năng tiến hành chuyến công du có ý nghĩa quan trọng tới Nhật vào tháng 12, nhưng ông đã gửi thông điệp cứng rắn rằng Nga không nhượng bộ Tokyo trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Nam Kuril/Vùng lãnh thổ phương Bắc.
Một kịch bản khác là Putin cảnh tỉnh nước Mỹ trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức ngày 20/1/2017: Mỹ không nên tiếp tục chính sách đối đầu Nga bởi Moscow sẽ không thỏa hiệp.
Thông điệp cũng có thể được gửi tới tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) như một sự đe dọa đáp trả việc liên minh này tăng cường quân lực ở sườn phía Tây lãnh thổ Nga; hoặc cảnh cáo Liên minh châu Âu (EU) khi khối này vừa mở màn cuộc chiến thông tin chống lại báo giới nước Nga.
Ông Putin lên truyền hình Nga hôm 24/11 và nói đùa "biên giới Nga không có điểm kết thúc" |
Theo Global Times, truyền thông Nga không đưa ra quá nhiều suy đoán về phát biểu của Putin.
Báo Kommersant ngày 25 đưa tin một cách hóm hỉnh rằng "Tổng thống Putin dạy trẻ nhỏ về địa lý như thế nào?"
Trang Rambler của Nga thì viết về phản ứng mạnh trên báo chí phương Tây như "câu nói đùa đã khiến phương Tây sợ hãi" hay "truyền thông phương Tây sợ biên giới Nga không có điểm kết thúc".
Sinh viên tên Ivanov thuộc khoa Lịch sử Đại học Moscow trả lời Global Times cho rằng phát biểu của ông Putin không hề vượt quá giới hạn một câu đùa, bởi ông thường thể hiện khả năng giao tiếp phong phú của mình trước quần chúng.
"Ông ấy (Putin) không phải là một người không biết đùa, như những gì báo giới phương Tây mô tả," Ivanov nói.
Truyền thông Đức thì nhận định sự việc hôm 24 giống như một "đòn tâm lý" hơn. Bởi mặc dù không ai có thể khẳng định ông Putin "nói thật hay nói đùa", nhưng việc Nghị viện châu Âu (EP) mới đây thông qua nghị quyết gọi truyền thông Nga là "thù địch" chứng tỏ đòn tâm lý của Moscow đã làm phương Tây bối rối.
Theo Hải Võ (Soha.vn/Trí Thức Trẻ)