Nếu được thông qua, Macedonia sẽ có thể đổi tên thành Bắc Macedonia, mở đường cho nước này gia nhập NATO và EU trong tương lai. Sở dĩ Macedonia phải đổi tên nước thì mới có khả năng gia nhập NATO và EU là vì Hy Lạp chống lại nước này gia nhập với lập luận tên nước giống một tỉnh của họ.
Hy Lạp tuyên bố sẽ chỉ ủng hộ Macedonia gia nhập NATO và EU khi nước này đổi tên để tránh những tranh chấp. Tuy nhiên thỏa thuận giữa Hy Lạp và chính quyền Macedonia về chuyện đổi tên gặp không ít sự phản đối.
Tại Macedonia, Tổng thống Gjorge Ivanov đã gọi thỏa thuận là "vi phạm chủ quyền về chủ quyền" và kêu gọi người dân tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý ngày 30.9.
"Bạn có ủng hộ tư cách thành viên của NATO và Liên minh châu Âu hay không bằng cách chấp nhận thỏa thuận giữa Cộng hòa Macedonia và Cộng hòa Hy Lạp?", là nội dung bỏ phiếu ngày 30.9.
Dù người Macedonia dù nói "có" hay "không" thì cuộc trưng cầu lần này chỉ mang tính chất "tham khảo" không có giá trị pháp lý ràng buộc. Tuy nhiên, nếu cử tri nói "có", chính phủ Macedonia sẽ coi hành động của họ là hợp lý và tiến hành những bước tiếp theo nhằm để gia nhập EU và NATO.
Thủ tướng Zoran Zaev đứng đầu phe ủng hộ đổi tên, với lập luận rằng việc đổi tên nước sẽ là chiếc chìa khóa cho sự thịnh vượng trong tương lai của Macedonia, chìa khóa cho khả năng gia nhập NATO và cuối cùng là gia nhập Liên minh châu Âu.
Nếu cử tri nói "có", Macedonia sẽ phải sửa đổi hiến pháp nhằm đảm bảo rằng họ sẽ không chống lại Hy Lạp và chỉ sau khi có những sửa đổi này thì Hy Lạp mới xem xét phê chuẩn thỏa thuận giữa chính phủ hai nước.
Cuộc trưng cầu tại Macedonia được phương Tây và Mỹ ủng hộ, nhưng lại bị Nga chỉ trích, khi Moscow luôn lo lắng chuyện NATO liên tục mở rộng lãnh thổ sát biên giới của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis thậm chí còn nói "không nghi ngờ gì" việc Moscow tài trợ các nhóm bên trong Macedonia để chiến dịch chống lại sự thay đổi tên đất nước.
Theo Ái Vi (Một Thế Giới)