Nhiều người thường đặt ra câu hỏi vì sao các cơn bão trên thế giới thường mang tên phụ nữ? Dưới đây là những lý do mà các cơn bão thường mang tên phụ nữ.
Theo các chuyên gia, các cơn bão nhiệt đới được con người đặt tên từ đầu thế kỷ 20. Họ đặt tên cho bão nhằm tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng trong việc theo dõi tình hình diễn biến của các cơn bão.
Một số người cho rằng, tên của những cơn bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Người này đặt tên bão theo tên của những chính trị gia mà ông ghét nhất.
Trong Chiến tranh thế giới 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Đây là một nguyên tắc bất thành văn do đoàn dự báo thời tiết của Lục và Hải quân Mỹ đề ra.
Theo đó, họ thường đặt tên bão theo tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo thời tiết.Trong thời gian từ năm 1950 - 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able, Baker, Charlie...) và chúng được sử dụng lặp lại mỗi năm.
Tuy nhiên, kể từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại quyết định đặt tên bão bằng tên phụ nữ.
Đến năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) đưa ra quyết định đặt tên bão theo tên phụ nữ và nam giới.
Mỗi đại dương lớn trên thế giới sẽ có các danh sách tên bão cho riêng mình. Tổ chức Khí tượng Thế giới có 6 danh sách để đặt tên các cơn bão.
Mỗi danh sách gồm 21 tên bão và được sử dụng xoay vòng theo chu kỳ 6 năm.
Một số cơn bão mang tên phụ nữ có sức tàn phá khủng khiếp
Bão Agatha (5/6/2010)
Cơn bão Agatha tàn phá nhiều nước ở Trung Mỹ và lấy đi sinh mạng của hơn 300 người. Nó tạo ra nhiều hố đất sụt lở nghiêm trọng chết ở thành phố Guatemala (Cộng hoà Guatemala) khiến khoảng 74.000 người mất nhà cửa, 95% đường sá bị phá hủy. Hầu hết các trường hợp tử vong trong cơn bão này đều do đất sụt lở, hoạt động cứu hộ người gặp nạn do sạt lở gặp nhiều khó khăn.
Bão Haiyan (8/11/2013)
Siêu bão Haiyan (Hải Yến) được đánh giá là cơn bão lớn nhất trong lịch sử nhân loại, sức gió vùng gần tâm bão lên đến 370 km/h. Nó tàn phá Philippines rồi tiến vào Việt Nam trước khi suy yếu. Tại Philippines, bão Haiyan làm 6.340 người chết, 28.000 người bị thương, 1.061 người mất tích, gây thiệt hại khoảng 14.5 tỷ USD.
Bão Sandy (29/10/2012)
Cơn bão Sandy hoành hành mạnh nhất ở Haiti và Cuba. Tại Mỹ, thành phố New York và Atlantic, bờ biển New Jersey cũng bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Bão Sandy làm hàng trăm người thiệt mạng, làm sập nhiều tòa nhà và khiến hàng triệu ngôi nhà mất điện. Nó cũng gây ngập tàu điện ngầm và làm tê liệt giao thông hàng giờ liền.
Bão Nina (4/8/1975)
Sau khi làm sập 3.000 căn nhà ở Đài Loan, bão Nina tiến sang Trung Quốc gây mưa lớn, phá hủy 62 con đập. Tình trạng vỡ đập kết hợp với mưa lớn làm ngập 12.000 km2. Có khoảng 229.000 người chết, 11 triệu người bị ảnh hưởng, thiệt hại về tài sản lên tới 1,2 tỷ USD.
Bão Maria (20/9/2017)
Bão Maria đã tấn công Dominica, Saint Croix và Puerto Rico, gây sạt lở đất, tàn phá nhà cửa và thảm thực vật. Đây là cơn bão gây mất điện kéo dài nhất lịch sử châu Mỹ. Gần như toàn bộ Puerto Rico ngập trong lũ lụt.
Tổng thiệt hại mà bão Maria gây ra lên tới 91,61 tỷ USD. Đây là cơn bão nhiệt đới gây thiệt hại lớn thứ 3 trên thế giới.
Bão Katrina (tháng 8/2005)
Siêu bão Katrina quét qua bang New Orleans (Mỹ) và các khu vực lân cận khiến hơn 1.800 người thiệt mạng. Với tổng thiệt hại lên tới 125 tỷ USD, nó trở thành cơn bão tốn kém nhất trong lịch sử.
Lốc xoáy do siêu bão Katrina đã tàn phá trên 1,3 triệu mẫu Anh rừng Mississippi, phá hủy 30 giàn khoan và 9 nhà máy lọc dầu. Ngành lâm nghiệp Mỹ thiệt hại 5 tỷ USD, hàng nghìn cư dân thất nghiệp sau bão.
Ở Việt Nam, các cơn bão được đánh số theo thứ tự xuất hiện trong năm. Cơn bão số 1 của năm 2023 dự báo sẽ vào đất liền các tỉnh Đông Bắc của Bắc Bộ chiều 18/7.