Vừa qua, Nữ hoàng Anh liên tục được báo chí điểm mặt sau phát ngôn bị cho là "động chạm" đến bà nội của vợ chồng hoàng tử Harry dù không trực tiếp nhắc đến tên của bất kỳ ai. Theo đó, trong buổi toạ đàm trực tiếp với những nhà lãnh đạo trẻ của tổ chức Queen's Commonwealth Trust (QTC, tạm dịch: Lòng tin vào Khối thịnh vượng Anh Quốc của Nữ hoàng), vị Hoàng tử cho rằng tổ chức do bà nội anh nắm quyền nên thẳng thắn nhìn về quá khứ và sửa chữa những thiếu sót còn tồn đọng, đó là cách duy nhất Khối thịnh vượng chung, tâm huyết nhiều năm của Nữ hoàng Anh mới có thể tiếp tục tồn tại và phát triển bền vững được.
Ngay sau lời nhận xét nhạy cảm, Harry và vợ nhận về hàng loạt chỉ trích đến từ người hâm mộ, thậm chí nhiều chuyên gia có tiếng cũng phải đăng đàn tỏ rõ sự thất vọng.
Tuy nhiên, đến hiện tại, điều ai cũng mong chờ chính là phản ứng của Nữ hoàng Elizabeth II sau khi nghe được phát ngôn theo nhiều người là đáng thất vọng, từ cháu trai mình. Vậy nhưng, nhiều chuyên gia cho biết rằng Nữ hoàng có khả năng sẽ giữ im lặng trước vụ việc trên vì bà hoàn toàn hiểu được ẩn ý của cháu trai đằng sau cách diễn đạt có vẻ vụng về dễ gây hiểu lầm. Bà tin rằng, với tư cách là chủ tịch của QTC, Harry đã vô cũng nhiệt huyết và cam kết cống hiến hết mình cho sự thịnh vượng của khối 54 quốc gia do Nữ hoàng đứng đầu.
Phát biểu trên tờ Daily Telegraph, Giáo sư Oxford Nigel Biggar đưa ra lời giải thích rằng: "Nữ hoàng sẽ là người hiểu rõ nhất điều cháu trai mình nói đến là gì. Khối thịnh vượng chung không có gì để xấu hổ, nhưng đó là điều đúng đắn khi nói các thành viên trong tổ chức này nên có một cuộc họp bàn thẳng thắn hơn với nhau. Tôi đặt ra nghi vấn có lẽ nhiều sự thật đã được giấu đi."
"Nếu trường hợp các nước thành viên của Khối thịnh vượng chung như Barbados hay Nigeria mong muốn có những cuộc thảo luận để chia sẻ thêm về tình hình nước nhà, họ sẽ rất được chào đón, câu hỏi đặt ra chính là Harry đang muốn nhắc đến ai?"
Trên tờ London cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa Khối thịnh vượng chung và Anh Quốc. Một vấn đề mà Hiệp hội đang gặp phải chính là những thành phần có đóng góp tích cực đã dần mất hẳn, và gần đây mọi cuộc tranh luận đều không đạt được kết quả cao như mong đợi. "Mặc dù việc Harry nói rằng Khối thịnh vượng chung nên giải quyết các vấn đề tồn đọng có thể khó chấp nhận nhưng có lẽ đó là điều họ nên làm để nhanh chóng thúc đẩy sự phát triển chung của Hiệp hội."
Theo Mammama (Trí Thức Trẻ)