Thảm họa trong một cuộc thử nghiệm tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl xảy ra vào tháng 4 năm 1986 đã nhấn chìm cả Châu Âu trong một đám mây phóng xạ khủng khiếp.
Một khu vực cấm trải dài trong vòng 20 dặm (18km) và được bảo vệ nghiêm ngặt đã được dựng lên nhằm bảo vệ người dân không đi vào khu vực nguy hiểm với lượn lớn rác thải hạt nhân vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Vậy lý do gì mà quân đội Nga ở đây là tổng thống Putin ưu tiên hàng đầu cho việc kiểm soát. Câu trả lời rất có thể nằm ở vị trí địa lý chiến lược của nhà máy này.
Chernobyl nằm ở phía bắc Ukraine sát biên giới với Belarus (đồng minh thân cận của Nga) và cách thủ đô Kyiv khoảng hơn 70km.
Các lực lượng Nga ngày 24/2 đã giao tranh ác liệt với Ukraine để giành quyền kiểm soát Chernobyl. “Các binh sĩ của chúng tôi đang hy sinh tính mạng của họ để thảm kịch năm 1986 không lặp lại”, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky viết trên Twitter trước khi nhà máy điện hạt nhân bị quân Nga tiếp quản.
"Chernobyl là con đường ngắn nhất từ Nga đến Kyiv. Cơ sở vật chất không phải là mục tiêu." Nhà phân tích CNN và là chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Juliette Kayyem đã viết trên tweeter.
Có một con đường chính từ nơi đây đến Kyiv, và do nằm sát biên giới với Belarus nên nếu nơi đây là điểm tập kết quân đội hay thiết bị quân sự thì cũng khó trở thành mục tiêu để ném bom hoặc bắn pháo.
Theo các nhà phân tích quân sự, với việc chiếm được Chernobyl, Nga đơn giản sẽ có được con đường tấn công nhanh nhất từ Belarus, đồng minh thân cận của Nga và là nơi đóng quân của quân đội Nga, tới Kyiv.
Ngoài ra Chernobyl nằm ở phía tây của sông Pripyat, hợp lưu với sông Dneiper ngay phía bắc của Kiev. Vì vậy tuyến đường từ Belarus đến Kyiv qua Chernobyl có thể đặc biệt hấp dẫn các nhà hoạch định quân sự Nga vì nó sẽ cho phép họ băng qua sông Dneiper ở Belarus, tránh việc phải đi đường vòng qua chiến tuyến của kẻ thù.
Các nhà quan sát khác lại cho rằng Nga muốn giành quyền kiểm soát trạm biến áp Chernobyl, nơi cung cấp năng lượng cho Belarus và các vùng phía tây nước Nga.
Một "khu vực loại trừ hạt nhân" rộng lớn đã được thiết lập bao quanh lò phản ứng bị hư hỏng ở Chernobyl và thành phố Pripyat bị bỏ hoang gần đó, nơi các công nhân đã mất nhiều năm miệt mài tháo dỡ nhà máy điện cũ và dọn dẹp các mảnh vỡ phóng xạ.
Sau vụ nổ năm 1986, một đám mây phóng xạ trôi qua phần lớn châu Âu. Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, độ phóng xạ của khu vực xung quanh nhà máy đã giảm trong nhiều thập kỷ kể từ khi thảm họa xảy ra và các nghiên cứu đã phát hiện ra các quần thể động vật hoang dã đang phát triển mạnh trong khu vực này bất chấp sự ô nhiễm trong đất.
Các cuộc giao tranh gần đây trong khu vực vào tuần này có thể khuấy động vùng đất bị ô nhiễm và các mảnh vụn hạt nhân khác, làm dấy lên lo ngại về khả năng các tác động môi trường có hại có thể lan rộng ra ngoài khu vực.
Liên Xô đã xây dựng nhà máy Chernobyl khi nước này kiểm soát Ukraine, và nhiều người coi thảm họa năm 1986 ở đó là một nguyên nhân góp phần khiến siêu cường cũ sụp đổ vài năm sau đó.
“Đó là một vùng đất vô giá trị,” một phụ tá trong quốc hội Mỹ giới thiệu ngắn gọn. "Nhưng nếu bạn muốn đi đến Kyiv nhanh nhất, bạn phải bước chân qua Chernobyl."
Bình Minh (Nguoiduatin.vn)