Lộ nhược điểm chết người: F-22 bị Su-35 tóm sống

17/06/2018 09:24:11

Nhờ khai thác các nhược điểm của F-22 Raptor, tiêm kích Su-35 của Nga có thể dễ dàng tiêu diệt tiêm kích F-22 của Mỹ.

Nhiệm vụ chính của các nhà chế tạo máy bay tiêm kích F-22 Raptor là phải tạo ra máy bay có khả năng tàng hình, tốc độ bay siêu âm, thiết bị điện tử đa năng tích hợp cao và khả năng cơ động cao nhằm thay thế chiếc máy bay F-15 Eagle.

Lộ nhược điểm chết người: F-22 bị Su-35 tóm sống
Tiêm kích Su-35 của Nga với trang bị khủng.

Loại máy bay thế hệ mới này của Mỹ được các chuyên gia đánh giá có độ tin cậy gấp 2 lần tiêm kích F-15 và chúng dần trở thành một trong những tiêm kích chính trong lực lượng Không quân Mỹ.

Theo tạp chí nổi tiếng The National Interest của Mỹ, F-22 Raptor là một trong những chiếc máy bay tiêm kích hiện đại nhất thế giới.

Tuy nhiên nó còn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt nhất đó là F-22 “mù” trong phạm vi hồng ngoại.

Chính vì vậy khi đối đầu với các đối thủ tiềm năng có trang bị hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại tiêu chuẩn (IRST), khả năng của F-22 bị hạn chế rất nhiều.

Một hạn chế ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả chiến đấu của F-22 – đó là chúng không được trang bị loại radar mới nhất dành cho tên lửa tự dẫn đường, vì vậy máy bay buộc phải tự điều chỉnh so với mục tiêu.

Thực tế ban đầu dự án F-22 không nhận được quan tâm đặc biệt của Bộ Quốc phòng Mỹ, bởi vì lúc bấy giờ tiêm kích F-16 Fighting Falcom đáp ứng được tất cả những nhiệm vụ của họ.

Tuy nhiên chứng kiến sự xuất hiện của nhiều tiêm kích mới của các đối thủ tiềm năng, Không quân Mỹ nhận thấy cần thiết phải phát triển chúng và đặc biệt chú trọng vào việc ứng dụng công nghệ tàng hình.

Để đạt được mục đích này, trong giai đoạn thiết kế công nghệ Lokheed được kết hợp với động cơ và trở kháng sóng Wave impedance (đặc tính của môi trường truyền sóng).

Sau này công nghệ này cũng đã được sử dụng trên F-35 Joint Strike Fighter, phiên bản cất cánh thẳng đứng.

Theo thiết kế ban đầu trên F-22 có thể được bố trí 8 tên lửa. Nhưng vì một số nguyên nhân nào đó con số này giảm đi và sau đó chúng cũng không được trang bị loại động cơ có lực đẩy đảo chiều.

Kết quả cuối cùng các nhà lãnh đạo của Lầu Năm Góc đã cắt giảm ngân sách của dây chuyền sản xuất máy bay tiêm kích và cho ra đời hệ thống IRST. Chính vì vậy mặc dù là tiêm kích thế hệ thứ 5 nhưng sức mạnh chiến đấu của F-22 không được đánh giá cao.

Dường như Nga đã biết được nhược điểm này của F-22 nên trên tiêm kích Su-35 của Nga được trang bị các cảm biến và theo dõi hồng ngoại và hệ thống radar mới trên thân máy bay. 

Điều này cho phép Su-35 dễ dàng phát hiện ra tiêm kích của Mỹ.

Các chuyên gia của NI thừa nhận rằng, vì nhược điểm của F-22 Raptor với IRST, tiêm kích Su-35 cố thể bí mật thể bắn hạ F-22 của Mỹ.

Mặc dù là tiêm kích thế hệ thứ 4 nhưng tiêm kích Su-35 được trang bị công nghệ hiện đại và được đánh giá không thua kém tiêm kích thế hệ thứ 5. Trên Su-35 được trang bị công nghệ hồng ngoại ứng dụng hệ thống trạm định vị-quang học OLS-35.

Hệ thống OLS-35 có camera hồng ngoại và camera quang điện tử. Chúng sử dụng khối quang học chung cũng như một máy đo xa bằng laser và một thiết bị chiếu xa mục tiêu.

Hệ thống này được lắp ở phần mũi của Su-35, cho phép phát hiện các mục tiêu trong bán kính chiến đấu 80 km.

Theo Chí Huy (Đất Việt)