Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới

21/10/2019 20:14:07

Ngày 22/10 đánh dấu sự kiện trong đại ở thời kỳ Reiwa khi Nhật hoàng Naruhito thực hiện nghi lễ đăng quang chính thức với một số nghi thức quan trọng.

Nghi lễ đăng quang chính thức của Hoàng đế Naruhito sẽ diễn ra vào chiều ngày 22/10. Tuy nhiên, vào trước đó, từ 9h sáng (giờ địa phương), Nhật hoàng sẽ thực hiện nghi thức báo cáo lên ngôi trước Kashiko-dokoro, một ngôi đền nằm trong khu bảo tồn của Cung điện hoàng gia.

Do đây là nghi thức tâm linh nên buổi lễ sẽ diễn ra riêng tư mà không được truyền hình trực tiếp. Nhật hoàng sẽ mặc áo choàng sokutai màu trắng truyền thống, cúi đầu và đọc lời tuyên bố tại đền thờ. Hoàng hậu Masako, mặc áo choàng nhiều lớp cùng các thành viên khác trong gia đình sẽ xuất hiện theo sau đó.

Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới
Cựu Nhật hoàng Akihito thực hiện nghi lễ báo cáo tổ tiên trong lễ đăng quang năm 1990.

Buổi lễ đăng quang dự kiến sẽ kéo dài khoảng 30 phút từ 13h chiều tại phòng Matsu-no-ma, là địa điểm tôn kính nhất trong Hoàng cung. Mặc chiếc long bào màu cam sẫm chỉ dành cho các vị hoàng đế trong những dịp đặc biệt, Nhật hoàng Naruhito 59 tuổi sẽ bước lên ngai vàng cao 6,5 mét. Hoàng hậu Masako sẽ ngồi trên ngai vàng Michodai liền kề trong buổi lễ.

Các thị thần đặt thanh kiếm và viên ngọc quý - các bảo vật trong "Tam chủng thần khí" mà Nhật hoàng đã kế thừa trong lễ đăng quang ngày 1/5 - để làm bằng chứng cho sự lên ngôi của ông.

Nhật hoàng sau đó sẽ có bài phát biểu về việc đăng quang. Tiếp theo, Thủ tướng Abe Shinzo sẽ đọc lời chúc mừng và lĩnh xướng các quan khách hô to 3 lần vạn tuế. Thượng hoàng Akihito và Thượng Hoàng hậu Michiko dự kiến sẽ không tham dự buổi lễ đăng quang này.

Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới - 1
Cung điện Hoàng gia, nhìn từ trên không vào ngày 30/4. Nghi lễ đăng quang sẽ được tổ chức tại hội trường Matsu-no-ma của cung điện.
Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới - 2
Ngai vàng của nhà vua và Hoàng hậu.

Hãng Kyodo News dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết, 174 quốc gia sẽ cử đại diện tham dự buổi lễ đăng quang, tăng so với 160 nước trong lễ lên ngôi trước đó vào năm 1990.

Các vị khách sẽ được ngồi trong các phòng và hành lang xung quanh sân, nơi được bố trí các màn hình xem trực tiếp. Có khoảng 30 màn hình lớn sẽ được sử dụng trong dịp trọng đại này. Khoảng sân của sự kiện sẽ được trang trí với những lá cờ với kích cỡ khác nhau và các ngọn giáo. Các thị thần sẽ mang gươm, cung tên, còn những người đánh trống và chiêng sẽ đứng thành hàng.

Sau buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia, theo dự định, vợ chồng Nhật Hoàng sẽ lái một chiếc xe mui trần sang trọng đi trên con đường đường diễu hành ra mắt dân chúng dài 4,6km từ cung điện đến điền trang Akasaka, nhưng chính phủ đã hoãn cuộc diễu hành cho đến ngày 10/11 do ảnh hưởng của siêu bão Hagibis, gây ra lũ lụt nghiêm trọng trên khắp các vùng miền trung và miền đông Nhật Bản.

Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới - 3
Các thị thần mang gươm trong trang phục truyền thống vào năm 1990.
Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới - 4
Buổi diễu hành sau khi đăng quang của cựu Nhật hoàng Akihito năm 1990.
Lịch trình lễ đăng quang chính thức của Nhật hoàng Naruhito vào ngày mai cho thấy sự chi tiết, tỉ mỉ của hoàng gia lâu đời nhất thế giới - 5
Tiệc chiêu đãi sau khi đăng quang của cựu Nhật hoàng Akihito.

Vào tối ngày 22/10, tiệc chiêu đãi sẽ được tổ chức long trọng tại Cung điện hoàng gia. Sẽ có thêm các bữa tiệc chiêu đãi nhỏ khác vào ngày 25, 29 và 31/10 dành cho những vị khách đến sau. Số lần tổ chức bữa tiệc đã được giảm đáng kể so với lễ đăng quang của cựu Nhật hoàng Akihito vào năm 1990.

Theo Diệp Lục (Helino)