Nửa sau thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19, khi các nước phương Tây tiên tiến nhờ vào cuộc Cách mạng Công nghiệp đã có được những thay đổi vượt bậc thì nhà Thanh vẫn “dậm chân tại chỗ”, khiến cho Trung Hoa vô cùng lạc hậu so với phương Tây. Từ Hi thái hậu không nhận ra điều này, thậm chí khi đó bà còn chưa biết đến bóng đèn điện.
Trong giai đoạn cuối của triều nhà Thanh, Từ Hi Thái hậu là người nắm quyền hành cao nhất lúc bấy giờ. Bà cũng là người trực tiếp trải nghiệm quá trình xâm nhập của công nghệ hiện đại.
Kể từ khi tiếp xúc với những đồ dùng phương Tây, Từ Hi càng ngày càng yêu thích những đồ vật có vẻ thần kỳ này. Để lấy lòng Từ Hi Thái hậu, phủ Nội vụ đã đặc biệt nhập khẩu một lô đèn điện từ nước ngoài để lắp trong cung điện của bà.
Trước kia, người ta dùng một loại đuốc lớn để chiếu sáng trong cung điện tên là Đình Liệu. Tuy nhiên, đốt đuốc dễ gây cháy nổ, lại rất nóng vào mùa hè. Vì thế người ta còn dùng thêm một ngọn nến khổng lồ, thời gian sử dụng rất lâu và không cần thường xuyên thay đổi.
Muốn thay thế hệ thống thắp sáng trong cung điện, phủ Nội vụ trước đó cần phải báo cáo với Từ Hi Thái hậu. Lần đầu tiên nhìn thấy bóng đèn, Từ Hi Thái hậu cho rằng vật hình tròn này mang ý nghĩa không may mắn, vì vậy bà ta không đồng ý với yêu cầu lắp bóng đèn của Nội vụ.
Nhưng ngay khi thấy bóng đèn phát sáng cả cung điện như ban ngày, vị thái hậu quyền lực lập tức thay đổi thái độ, gọi bóng đèn là "cà tím phát sáng" khiến các quan đại thần đều phải bật cười.
Cũng chính vì Từ Hi Thái hậu nhiều lần dần dần bị thuyết phục bởi công nghệ nước ngoài, nên bà cũng dần chấp nhận sự thật rằng quan niệm của mình đã lỗi thời. Câu chuyện về Từ Hi Thái hậu và "quả cà tím phát sáng" trở thành một câu chuyện cười trong dân gian. Sau này mọi người đều cho rằng đây là "nick name" thảm nhất mà bóng đèn điện từng có.
Theo Hạ Tú (Công lý & xã hội)