Trong những năm qua, một vài trường hợp gây chú ý khi tiết lộ bản thân nhớ như in kiếp trước. Swarnlata Mishra là một trong số những trường hợp hiếm gặp đó.
Sinh năm 1948 tại Pradesh, Ấn Độ, Swarnlata lớn lên trong một gia đình giàu có. Vào năm 3 tuổi, cô bé cùng bố đi xe đến thị trấn Katni cách nhà hơn 160 km.
Khi xe đang chạy, Swarnlata bất ngờ bảo bố và người tài xế rẽ xuống một con đường khác. Cô bé nói với họ rằng đó là đường về nhà của mình ở cuộc sống kiếp trước.
Không lâu sau khi trở về nhà, ký ức về kiếp trước của Swarnlata càng hiện lên rõ ràng. Cô bé nói với gia đình rằng, ở tiền kiếp, tên của mình là Biya Pathak.
Swarnlata nhớ lại, khi sống với thân phận Biya, người này có 2 con trai. Cô sống trong ngôi nhà sơn trắng ở Katni. Phía sau nhà là một trường học dành cho phụ nữ trong khi phía trước nhà là đường ray xe lửa.
Nói về cái chết của mình ở kiếp trước, Swarnlata cho hay Biya qua đời vì bị bệnh ở cổ họng. Dù được bác sĩ điều trị nhưng cô vẫn không qua khỏi.
Đến năm 1959, giáo sư Sri H. N. Banerjee biết đến câu chuyện của Swarnlata nên đã thực hiện nghiên cứu, điều tra nhằm giải mã bí ẩn về luân hồi.
Ông Banerjee và đồng nghiệp không khỏi kinh ngạc khi xác nhận từng chi tiết mà Swarnlata kể hoàn toàn trùng khớp với cuộc đời của Biya.
Thậm chí, Swarnlata cũng đến Katni và có cơ hội gặp các thành viên trong gia đình của Biya. Chưa cần ai giới thiệu, cô có thể nhận ra và gọi tên chính xác của chồng, con trai. Cô cũng nhớ tên của những người hàng xóm.
Trước sự việc bí ẩn này, giáo sư Banerjee và nhiều nhà khoa học khác tập trung nghiên cứu về hiện tượng luân hồi. Đến nay, họ vẫn chưa thể lý giải sự việc này diễn ra như thế nào hay bằng cách nào mà một vài người có thể nhớ rõ kiếp trước.
Theo Tâm Anh (Kienthuc.net.vn)