Từ Hi Thái hậu (họ Na Nạp thị, tên tự Ngọc Lan) là mẹ của hoàng đế Đồng Trị, dì (thực chất cũng là mẹ) của hoàng đế Quang Tự. Sau khi vua Hàm Phong chết, Đồng Trị lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, bà ta đã buông rèm nhiếp chính suốt 48 năm ròng.
Tương truyền, Từ Hi là một người phụ nữ vô cùng xa hoa, lãng phí và có nhiều nhận định trái chiều về vai trò của bà trong lịch sử. Cho đến nay, sau hơn 100 năm qua đời, nhân vật này vẫn là đề tài gây tranh luận không dứt của hậu thế.
Theo như tài liệu lịch sử ghi chép, khoảng 2 giờ chiều ngày 15/11/1908, Từ Hy Thái Hậu bệnh chết tại Nghi Loan Điện, Trung Nam Hải, hưởng thọ 74 tuổi. Từ Hy qua đời nhưng không tiến hành an táng ngay lúc đó, mà phải đợi một năm sau, vào tháng 10 năm Tuyên Thống Nguyên (15 tháng 11 năm 1909) mới đem vào trong địa cung an táng.
Nguyên nhân chính là vì ngôi lăng mộ do Từ Hy tự thiết kế cho mình lúc bà còn sống vẫn chưa xây xong, ngoài ra còn có rất nhiều đồ vật bồi táng phải đem từ những nơi khác đến. Vì thế phải đợi sau khi hoàn tất mọi việc rồi mới chọn ngày lành, cuối cùng mới tiến hành việc chôn cất. Từ Hy Thái Hậu được an táng tại Định Đông Lăng, thung lũng Bồ Đà, thuộc thành phố Tuân Hóa, tỉnh Hồ Bắc.
Vậy nhưng vào ngày chôn chất Từ Hi Thái hậu đã liên tiếp xảy ra những hiện tượng kỳ lạ gây chấn động cả nước. Cho đến nay, có những điều các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể lý giải.
Điều đầu tiên là vào ngày an táng, vốn dĩ bầu trời đang trong xanh nhưng khi quan tài của Từ Hy được khiêng đến Sùng Văn Môn, đột nhiên có một tia sét đánh thẳng xuống, khiến cho tất cả mọi người có mặt lúc đó đều kinh hãi.
Bởi vì có sấm sét trong tháng 11 là một điều rất hiếm thấy, ngoài ra vì bầu trời trong xanh đột nhiên biến đổi, nên mọi người không thể tránh khỏi cảm thấy u ám và sợ hãi.
Sau này, các nhà khoa học đã xác minh chuyện thời tiết thay đổi đột ngột trong lúc đó là do thời tiết có đối lưu mạnh, thế nên mới xảy ra bão dữ dội bất ngờ.
Câu chuyện thứ hai xảy ra cũng có tính chất rùng rợn khiến người thời xưa phải suy đoán. Khi đến Thanh Đông Lăng, có người nhìn thấy có máu chảy ra từ trong quan tài của Từ Hy. Chuyện này càng huyền bí hơn, thi thể của Từ Hy đã để một năm trời, bất luận như thế nào cũng không thể có máu chảy ra được.
Nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này cũng đã được khoa học đời sau giải mã. Đó là do quan tài của Từ Hi đã được để hơn một năm mới an táng nên bên trong có chất liệu chống ăn mòn. Dẫu vậy nó vẫn không thể ngăn được sự phân hủy của thi thể. Tương truyền vào ngày an táng Thái hậu, trong quá trình rước ai cũng ngửi thấy mùi hôi thối vì quan tài đã để quá lâu không chôn cất.
Thế nhưng còn một câu chuyện nữa mà đến giờ các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải. Chẳng bao lâu sau khi đến Đông Lăng nhà Thanh, các thái giám khiêng quan tài đều bỗng nhiên cảm thấy vai mình rất nặng, như thể cỗ quan tài đã tăng trọng lượng lên gấp nhiều lần đè lên họ. Một số người khiêng đã phải hét lên vì cảm xúc nặng nề dữ dội. Sau một lúc, hiện tượng này cũng đột nhiên chấm dứt.
Từ Hi Thái hậu đã được chôn cất trong lăng mộ phía đông của nhà Thanh, nhưng sau đó đã bị đối thủ chính trị là Tôn Điện Anh trộm mộ. Tất cả đồ vật an táng bên trong được cho là đều bị tiêu hủy và cướp bóc. Sau khi sống cả một đời xa hoa đầy tai tiếng, linh cữu của Từ Hi Thái hậu lại phải chịu một kết cục bi thảm như vậy.
(Tổng hợp)
Minh Ngọc (SHTT)