Trường Đại học Thế giới Liên kết (UWC) Atlantic là ngôi trường của một số hoàng gia trên thế giới và sẽ chào đón Công chúa Leonor de Borbon của Tây Ban Nha vào tháng 9 này.
Cô con gái lớn 15 tuổi của Vua Felipe VI và Nữ hoàng Letizia được cho sẽ là người thừa kế ngai vàng, sẽ theo học tại trường của xứ Wales để theo học khóa Tú tài Quốc tế (IB) có học phí lên tới 95.000 USD trong hai năm.
Trường có mức học phí khá đắt đỏ, sở hữu khuôn viên Lâu đài St Donat từ thế kỷ 12 độc đáo, Đại học Atlantic tưởng chừng là học viện tinh hoa dành cho những người giàu có và nổi tiếng nhưng sự thật không phải vậy. Thay vào đó, ngôi trường mở rộng cánh cửa với tất cả mọi người với quan điểm cực kỳ tiến bộ.
Theo hiệu trưởng Peter T. Howe, hơn 60% sinh viên Đại học Atlantic nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần để đảm bảo rằng tài chính không phải là rào cản đối với chất lượng giáo dục.
"Nó không chỉ dành cho những đứa trẻ giàu có mà còn mở ra cơ hội cho tất cả sinh viên có nguyện vọng và năng lực" - hiệu trưởng ngôi trường khẳng định.
Không chỉ Công chúa Leonor đến từ Tây Ban Nha tham gia vào chương trình IB trong năm học tới; Ủy ban Quốc gia Tây Ban Nha đã đề cử một sinh viên nhận học bổng toàn phần để theo học tại Đại học Atlantic. Ngoài ra, Công chúa Alexia của Hà Lan cũng sẽ góp mặt vào đợt tuyển sinh tới.
Lịch sử hình thành và quan điểm giáo dục tiến bộ
Trường Đại học Thế giới Liên kết Atlantic được thành lập bởi nhà giáo dục người Đức Kurt Hahn vào năm 1962 trong Chiến tranh Lạnh "nhằm thu hút những người trẻ tuổi từ tất cả các quốc gia tìm kiếm các biện pháp hòa bình để tập hợp một thế giới bị chia cắt bởi các rào cản chính trị, chủng tộc và kinh tế xã hội".
Ngôi trường chào đón thế hệ sinh viên đầu tiên của mình từ năm 1962 và kể từ đó, UWC đã thành lập hơn 18 cơ sở trên khắp bốn lục địa và chào đón 10.750 học sinh mỗi năm.
Nhiề người tò mò một ngày bình thường ở ngôi trường được The Times mệnh danh là "Hogwarts đời thực" trông như thế nào? Mặc dù không có lớp học về thảo mộc hoặc độc dược, nhưng trường có dạy các chủ đề mà bạn có thể không tìm thấy trong hầu hết các chương trình giảng dạy như môi trường, bất bình đẳng xã hội và chủ nghĩa tích cực dành cho sinh viên.
Học sinh có bốn tiết học chính thức mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều, còn lại các buổi chiều được dành để phát triển cá nhân. Mỗi học sinh sẽ tự quyết định dành thời gian cho thể thao, sáng tạo hay các sáng kiến cộng đồng tùy theo sở thích của mỗi cá nhân
Ông Howe tin rằng bằng cách này sẽ khuyến khích sinh viên trở thành những người suy nghĩ độc lập và việc giảm thiểu thời gian trên lớp để dành thời gian cho các hoạt động thực tế khác.
Tính độc lập là một trong nhiều kỹ năng đã giúp hình thành các nhà lãnh đạo tương lai, bao gồm Vua Willem-Alexander của Hà Lan, Công chúa Raiyah bint Al Hussein của Jordan, và gần đây nhất là Công chúa Elisabeth của Bỉ.
Ông cho biết khiêm tốn là ưu tiên hàng đầu tại Đại học Atlantic. Họ muốn đảm bảo mọi học sinh đều được đối xử bình đẳng, bất kể địa vị hoàng gia hay là những người bình thường - giáo viên thậm chí được gọi bằng tên của họ để tránh sự phân cấp điển hình của hệ thống giáo dục.
Sinh viên sống trong ký túc xá bốn người, cùng sống trong một căn phòng với những người bạn thuộc các quốc tịch khác nhau. Trường có tám nhà nội trú, mỗi nhà có 48 sinh viên.
Trong nhiều thập kỷ, khu học xá tách biệt đã mang lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển đặc thù trong giai đoạn chuẩn bị cho trưởng thành. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, trường nội trú là một trong những cơ sở hiếm hoi có thể tiếp tục giảng dạy chương trình IB trực tiếp bằng cách tuân theo giao thức an toàn nghiêm ngặt.
Sinh viên có được nhiều thứ hơn chỉ là chứng chỉ học tập
Nữ hoàng Noor của Jordan, chủ tịch của UWC và là mẹ của Công chúa Raiyah, cho biết trong một bài đăng trên trang web của trường rằng nền giáo dục của UWC trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để "trở thành những nhà hoạt động vì một thế giới hòa bình và bền vững hơn".
Ở đây sinh viên được dạy về những kiến thức thực tế như bất bình đẳng, môi trường... Vào năm 2020, các sinh viên da màu đã được hỗ trợ để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong một tòa thị chính. Trường cũng khuyến khích sinh viên "tổ chức và điều hành các hội nghị" về những vấn đề quan trọng nhất đối với mình.
Hiệu trưởng cho biết quan điểm của ông là nhiều giáo lý quan trọng trong cuộc sống không thể được đo lường bằng phần trăm hoặc điểm số. Trong một bài phát biểu ông khẳng định: “Chúng tôi từ chối công bố kết quả IB của sinh viên. Về cơ bản, tôi không tin đó là thước đo thành công và nếu bạn nghĩ đó là thước đo, thì có lẽ đây không phải là trường học phù hợp với bạn".
Theo Thùy Anh (Nhịp Sống Kinh Tế)