Sau khi Liên Xô tan rã, Hải quân Nga đã nhận được tàu sân bay lớp Kiev sở hữu kho vũ khí “khủng” cùng dàn tiêm kích hạm tối tân.
Mặc dù hiện nay Hải quân Nga chỉ còn có trong biên chế một tàu sân bay duy nhất – Đô đốc Gorshkov. Thế nhưng, ít ai biết rằng trước năm 1996, Hải quân Nga từng được trang bị đến 4 tàu sân bay hiện đại, khổng lồ, có khả năng tác chiến độc lập hoàn toàn. Và chỉ cần một chiếc là đủ sức để hủy diệt cả biên đội tàu sân bay Mỹ. |
|
Đó là các tàu sân bay Project 1143 Krechyet (hay NATO thường gọi là lớp Kiev) được đóng dưới thời Liên Xô từ giữa những năm 1970. Chúng từng là những tàu sân bay lớn nhất của Hải quân Liên Xô trước khi Đô đốc Kuznetsov gia nhập hạm đội. |
|
Có một điều phải cần lưu ý rằng, các tàu sân bay lớp Kiev được Liên Xô phân loại là “tuần dương hạng nặng chở máy bay” có khả năng tác chiến độc lập, không cần hộ tống như các tàu sân bay phương Tây. Tuy nhiên, người ta thường gọi lớp Kiev 1143 theo phân loại của phương Tây là tàu sân bay hơn là “tuần dương hạm hạng nặng chở máy bay”. Ảnh: Máy bay trên tàu sân bay lớp Kiev. |
|
Các tàu sân bay Kiev và cả Kuznetsov sau này đều có điểm khác biệt rõ với tàu sân bay Mỹ, phương Tây ở chỗ chúng trang bị kho vũ khí “khủng” gồm cả tên lửa chống hạm, tên lửa phòng không tầm xa và vũ khí săn ngầm. Trong khi các tàu sân bay Mỹ thì chỉ có vài vũ khí hạng nhẹ, còn lại phải phụ thuộc vào đội tàu hộ tống. Ảnh: Hai trong 4 bệ phóng tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh P-500 Bazalt trên tàu sân bay Kiev. Loại tên lửa này có khả năng hủy diệt tàu sân bay Mỹ chỉ bằng một phát bắn duy nhất với 1 tấn thuốc nổ. |
|
Cận cảnh “đảo” trên tàu sân bay lớp Kiev |
|
Trên “đảo” được trang bị hệ thống cảm biến, anten radar chằng chịt gồm các loại radar trinh sát đường không – đường biển; dẫn đường; điều khiển vũ khí…. |
|
Cận cảnh đài điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa hải đối không M-11 Shtorm trang bị trên tàu sân bay lớp Kiev. |
|
Một hệ thống radar trinh sát đường không đồ sộ. |
|
Tàu sân bay lớp Kiev có lượng giãn nước toàn tải 42-45.000 tấn, dài 273m, rộng 53m, mớn nước 10m, thủy thủ đoàn phục vụ 1.200-1.600 người. Sau khi Liên Xô giải thể, toàn bộ 4 tàu sân bay 1143 gồm: Kiev; Minsk; Novorossiysk và Đô đốc Gorshkov đều được biên chế cho Hải quân Nga. Trong đó, ba chiếc đầu hoạt động tới năm 1993 thì nghỉ hưu còn Gorshkov hoạt động tới 1996 thì loại biên chế. Sau này, chiếc Gorshkov được cải tạo lại và trở thành tàu sân bay Vikramaditya bán cho Ấn Độ. |
|
Pháo hạm AK-726 đặt trước và bệ phóng tên lửa M-11 Shtorm đặt sau trên tàu Kiev. Tên lửa đạt tầm bắn 3-30 hoặc 5km, độ cao tấn công 100m tới 25km với đầu dẫn radar chủ động pha cuối. |
|
Ngoài ra, dọc hai bên thân tàu còn được hộ vệ bởi 8 bệ pháo cao tốc CIWS AK-630. |
|
Vì trang bị quá nhiều vũ khí, nên tàu sân bay Kiev không có boong phóng máy bay rộng rãi, ước chừng sân bay chỉ chiếm 2/3 boong tàu. Thế nên sức chở của Kiev chỉ giới hạn 26-30 chiếc máy bay. |
|
Đáng tiếc là tàu sân bay lớp Kiev chỉ có thể mang được 12-13 máy bay tiêm kích hạm cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38 VSTOL tuy hoạt động tốt trên boong phóng hạn chế diện tích, nhưng mang vác vũ khí ít ỏi. |
|
Ảnh: Yak-38 cất cánh thẳng đứng trên tàu sân bay lớp Kiev. Nó chỉ có thể mang tối đa 2 tấn vũ khí gồm tên lửa không đối không R-60 hoặc tên lửa không đối đất Kh-23 cùng rocket và bom FAB-500 (tối đa 2 quả) hoặc FAB-250 (tối đa 4 quả). Quá ít so với các tiêm kích hạm thời kỳ của Mỹ. |
|
Ngoài ra còn 14-17 trực thăng săn ngầm Ka-25, Ka-27 hoặc trực thăng tấn công hải quân Ka-29. |
Theo Hoàng Lê (Kienthuc.net.vn)