Thủ tướng Anh Cameron tiếp tục điêu đứng vì hồ sơ Panama với những cáo buộc liên quan đến quỹ đầu tư gia đình ở nước ngoài.
Thủ tướng Cameron điêu đứng vì Panama
Thủ tướng Anh Cameron tiếp tục trở thành nạn nhân cao cấp tiếp theo trong hồ sơ Panama với cáo buộc liên quan đến quỹ đầu tư gia đình ở nước ngoài.
Phát biểu trước các phóng viên, ông Cameron cho biết sẽ công bố chi tiết tờ khai thuế cá nhân của mình như một nỗ lực làm dịu các cuộc biểu tình yêu cầu ông minh bạch tài chính hoặc từ chức.
“Tôi biết mình nên xử lý tốt hơn. Xin đừng đổ lỗi cho số chính phủ Anh hay các cố vấn, hãy đổ lỗi cho tôi. Đây là bài học đáng nhớ cho tôi.Tôi sẽ không để mây mù che phủ điều này”, Thủ tướng Cameron nói.
Lý giải về những cáo buộc, ông Cameron cho biết, ông đã mua cổ phiếu của một quỹ, cổ phiếu đó cũng như bao loại khác được ông trả thuế đầy đủ và đã bán toàn bộ cổ phiếu đó trước khi thành Thủ tướng. Ông cũng cho biết sẽ công bố tờ khai thuế cá nhân, không chỉ của năm nay mà còn của nhiều năm trước.
Trong cuộc phỏng vấn với ITV News hôm 7/4, ông Cameron khẳng định đã đóng tất cả các khoản thuế ở Anh nhờ lợi nhuận thu được từ việc bán cổ phần của Blairmore Holdings và công ty này không phải được lập ra để trốn thuế.
|
Thủ tướng Anh Cameron điêu đứng vì hồ sơ Panama.
|
"Tôi không có gì phải che giấu. Tôi tự hào về cha mình và những gì ông đã làm, công ty mà ông thành lập. Tôi không thể chịu được việc nhìn tên của ông ấy bị lôi kéo vào vụ bê bối", ông Cameron khẳng định.
Thủ tướng Cameron cho hay ông đã trải qua những ngày rất khó khăn khi phải đọc những chỉ trích về cha mình và công việc kinh doanh của ông.
"Cha tôi, một người đàn ông mà tôi yêu thương, ngưỡng mộ và luôn nhớ đến mỗi ngày", ông nói.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, Nhà lãnh đạo Anh thừa nhận từng sở hữu cổ phần của Blairmore nhưng đã bán lại chúng ngay trước khi trở thành thủ tướng.
"Samantha và tôi có chung tài khoản và chúng tôi sở hữu 5.000 cổ phiếu trong quỹ đầu tư Blairmore trước khi bán chúng vào tháng 1/2010 với giá khoảng 30.000 bảng", ông nói.
Trước đó, hôm 6/4, Downing Street ra thông cáo nói rằng ông Cameron, vợ và các con không hưởng lợi từ các quỹ hải ngoại. Downing Street cho hay vợ chồng ông mua cổ phần vào năm 1997 với giá gần 12.500 bảng và bán lại vào năm 2010 với giá 31.500 bảng. Trợ cấp cá nhân trước thuế lợi tức được đóng vào năm đó là hơn 10.000 bảng mỗi người.
Ngay sau khi vụ Hồ sơ Panama tiết lộ gia đình Thủ tướng Anh có dính líu tới các hoạt động ngầm ở nước ngoài, hàng trăm người biểu tình đã yêu cầu ông Cameron từ chức. Theo những người vận động biểu tình, cuộc tuần hành chỉ kết thúc chừng nào ông Cameron từ chức.
Vì sao ông Cameron là nạn nhân tiếp theo?
Giới phân tích cho rằng không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Cameron trở thành nạn nhân tiếp theo trong vụ án hồ sơ Panama. Việc hạ bệ và khiến nhà lãnh đạo Anh điêu đứng, sống dở chết dở vào thời điểm này là một bước đi mang nhiều màu sắc chính trị.
Thực tế thời gian gần đây, Thủ tướng Cameron tỏ ra mạnh mẽ và quyết liệt trong việc yêu cầu EU phải tiến hành cải tổ toàn diện nếu không London sẽ rời khỏi liên minh này.
Trong một phát biểu ngày 4/3/2015, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho rằng, EU đang đi chệch hướng so với đường lối 20 năm qua. Để có thể đưa liên minh này trở lại đường lối, cần phải có những cuộc cải cách và xem xét lại những thỏa thuận hiện hành trong khối.
Yêu cầu của Thủ tướng Cameron là chấm dứt trợ cấp xã hội cho lao động châu Âu làm việc ở Anh không phải trong thời gian 4 năm như đề nghị ban đầu mà trong 13 năm đã vấp phải sự phản đối của nhiều quốc gia Đông Âu khi hàng nghìn công dân các nước này đang tới Anh làm việc.
|
Dính cáo buộc vụ hồ sơ Panama, ý định rời khỏi EU của Thủ tướng Anh Cameron sẽ không hề dễ dàng chút nào. |
Thời gian gần đây, chính quyền thủ tướng Anh tiếp tục gia tăng thêm sức ép và thông báo vào ngày 23/6 tới, công dân nước này sẽ tiến hành bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về quyết định quay lại hay rời khỏi EU.
Ý định này của Anh đã khiến cả châu Âu, trong đó có Mỹ phải lo sợ.
Ngày 29/3, phát biểu trên kênh truyền hình PBS của Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew cảnh báo rằng việc London rời bỏ EU - sẽ gây ra ảnh hưởng sâu rộng tới dòng chảy thương mại và các mối quan hệ kinh tế.
Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế của Anh, của châu Âu cũng như toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh thế giới hiện đại khi mọi bất ổn địa chính trị đều có thể tác động tới tình hình kinh tế.
>> Thủ tướng Anh công khai thuế cá nhân sau vụ Tài liệu Panama
>> Thủ tướng Anh thừa nhận hưởng lợi từ công ty ở Panama
>> Hồ sơ Panama: Đích ngắm thực sự là Trung Quốc
>> Từ tài liệu Panama nhìn về nguy cơ rửa tiền ở Việt Nam
>> Hàng chục lãnh đạo thế giới bị nghi "che giấu tài sản"
>> Đường dây trốn thuế, ấu dâm bị vạch trần trong "Hồ sơ Panama"
>> Hoa hậu đẹp nhất mọi thời “dính chàm” vụ hồ sơ Panama
Theo Hồng Sơn (Đất Việt)