Sau khi hầu hết các bang của Ấn Độ đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, các lực lượng an ninh của nước này cũng đã được giao nhiệm vụ đảm bảo người dân tuân thủ các quy định phòng, chống virus SARS-CoV-2, ví dụ như cảnh cáo hoặc xử phạt hành chính người vi phạm quy định.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, một số trường hợp cảnh sát sử dụng bạo lực với người vi phạm đã được người dân ghi hình và chia sẻ trên mạng xã hội, theo hãng thông tấn Sputnik (Nga).
Cụ thể, một đoạn video quay cảnh người đàn ông giấu tên khóc lóc vì đau đớn đã xuất hiện trên mạng xã hội hôm 25/5 vừa qua. Người này kể lại rằng cảnh sát đã đóng đinh vào bàn tay và bàn chân của anh ta để phạt tội không đeo khẩu trang.
TT Biden tung "nắm đấm thép": Lệnh cho tình báo Mỹ hoàn thành điều tra nguồn gốc Covid-19 trong 90 ngày Chuyển 14 tỉ đồng cần bao lâu? - Mỹ "ngâm" 5 năm mới gửi hết cho phòng thí nghiệm bị nghi rò rỉ Covid-19 Vừa ngỏ ý cấp vaccine cho "đồng bào", Trung Quốc bị bóc mẽ chặn Đài Loan mua vaccine khác
Subhash Yadav, người đã đăng tải đoạn video nói trên lên Facebook cá nhân, cho biết mẹ của người đàn ông trong đoạn video đã cáo buộc các sĩ quan cảnh sát ở đồn Baradari, Bariley đã "hành hung" con trai bà.
Hiện cảnh sát bang Uttar Pradesh chưa đưa ra phát ngôn công khai về đoạn video này.
Đây không phải là video đầu tiên được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát Ấn Độ sử dụng bạo lực để răn đe người vi phạm quy định chống dịch.
Tháng trước, tại thành phố Indore ở bang Madhya Pradesh, miền Trung Ấn Độ, một người đàn ông 35 tuổi đã bị hai cảnh sát ghìm xuống đường để đánh vì không đeo khẩu trang đúng cách. Theo truyền thông địa phương, người đàn ông này có tên là Krishna Keyer, một người lái xe tuktuk đang trên đường đến bệnh viện để thăm cha mình.
Gần đây, cảnh sát thành phố Mumbai cũng bị chỉ trích khi trừng phạt những người không đeo khẩu trang bằng cách bắt họ tập thể dục dưới cái nắng thiêu đốt của mùa hè.
Đoạn video người đàn ông kể chuyện bị cảnh sát đóng đinh vào bàn tay vì không đeo khẩu trang. (Cảnh báo: Hình ảnh nhạy cảm và có thể gây khó chịu cho người xem.)
Vụ cảnh sát đánh người ở Indore hồi đầu tháng 4:
(Theo Sputnik)
Hồng Anh (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)