Vào đêm 14/4/1912, con tàu sang trọng mang tên "Titanic" – được mệnh danh là "không thể chìm" – trong chuyến hành trình đầu tiên đã va phải một tảng băng và chìm sâu dưới đáy biển. Vụ tai nạn này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.517 người, trong đó có rất nhiều người giàu. Khi mọi người đều cảm thấy bàng hoàng trước thảm kịch đắm tàu Titanic, có 8 vị tỷ phú may mắn lại không lên tàu nên thoát nạn. Liệu đằng sau quyết định này có phải là một bí ẩn gì hay không? (Ảnh: Touitao, Sohu, wiki)
Năm 1899, sau khi nhà tài phiệt người Anh, ông trùm ngành tàu thuyền Ismay qua đời, con trai ông đã tiếp quản tài sản gia đình. Với việc được thừa kế gia sản một cách dễ dàng, con trai Ismay là Ismay Junior thường bị người đời bàn tán. Là một người đầy tự phụ, Ismay Junior luôn muốn chứng tỏ bản thân trước công chúng.
Khi biết đối thủ cạnh tranh là công ty vận tải Cunard của Anh xây dựng hai con tàu siêu tốc hiện đại nhất thế giới, Ismay Junior quyết định không chịu ngồi yên. Để đáp trả đối thủ, ông quyết định xây dựng một con tàu lớn hơn, nhanh hơn và sang trọng hơn. Với sự giúp đỡ từ John Morgan, người sáng lập của tập đoàn tài chính Morgan, Ismay Junior có cơ hội hiện thực hóa giấc mơ. Và từ đó, con tàu Titanic ra đời với trọng tải hơn 46.000 tấn, dài 269 mét và được trang bị 16 khoang chống nước. Con tàu này được coi là con tàu lớn nhất và xa hoa nhất từng được chế tạo.
Con tàu được trang bị những tiện ích tiên tiến và thoải mái nhất thời đó, bao gồm nhà hàng, thư viện, phòng tập thể dục, bể bơi và phòng tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Nội thất bên trong sử dụng những chất liệu cao cấp nhất như gỗ sồi, gỗ đào và đồng thau, tường treo những bức tranh và thảm trang trí tinh xảo, sàn được trải thảm dày.
Các hành khách hạng nhất thậm chí còn có không gian riêng ngoài boong tàu, nhà hàng riêng và phòng chờ riêng, với dịch vụ phục vụ tận tình từ người hầu, đương nhiên vé cũng cực đắt. Không ai biết được thảm họa Titanic kinh hoàng sẽ xảy ra.
Những hành khách hạng nhất thường là các tỷ phú và người nổi tiếng, họ chọn Titanic không chỉ vì sự thoải mái mà còn vì con tàu là biểu tượng của địa vị xã hội. Tuy nhiên, một số người không lên tàu vì những lý do khác nhau.
Người đầu tiên là John Morgan, người đã hỗ trợ tài chính cho công ty White Star Line. Công ty giữ cho ông một căn phòng riêng sang trọng nhất, căn phòng mà trong phim Titanic, nhân vật nữ chính Rose đã ở. Tuy nhiên, Morgan quyết định hủy chuyến đi vì ông quá say mê với cảnh đẹp tại Pháp và quyết định ở lại.
Người thứ hai là doanh nhân Alfred, người đã mua vé nhưng phải hủy chuyến đi vào phút chót vì lý do công việc.
Người thứ ba là ông trùm thép Henry Clay Frick. Ông đã không lên tàu vì vợ bị bong gân và ông quyết định ở lại để chăm sóc bà.
Cặp vợ chồng Hershey, người sáng lập thương hiệu kẹo Hershey, cũng đã đổi vé vào phút chót vì không muốn rời xa bạn bè. Dù đã trả trước 10% tiền vé Titanic, họ vẫn quyết định chọn chuyến tàu khác.
John Mott là một doanh nhân người Mỹ và từng đoạt giải Nobel Hòa bình. Khi được mời lên Titanic, ông đã từ chối vì một lý do cá nhân ngẫu nhiên.
Nhà phát minh người Ý Guillermo Manic, người đoạt giải Nobel Vật lý, cũng được mời và đồng ý ngay lập tức. Tuy nhiên, do có việc khẩn cấp trong phòng thí nghiệm nên ông chỉ có thể mua vé đi các tàu khác, không lên Titanic.
Theodore Dreiser là một tiểu thuyết gia nổi tiếng và giàu có, dù muốn trải nghiệm con tàu nhưng chê vé quá đắt nên ông đổi sang mua vé một con tàu hạng sang khác. Cũng nhờ vậy, Theodore Dreiser thoát được một kiếp.
Mặc dù các tỷ phú đã hủy vé của họ vì những lý do khác nhau, sự kiện này đã để lại một dấu ấn kỳ bí. Nhiều người vẫn tiếp tục tìm kiếm sự thật đằng sau vụ chìm tàu Titanic hơn 100 năm trước.
Theo Bích Hậu (Kienthuc.net.vn)