Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Josep Borrell xác nhận thông tin này trong cuộc hội đàm với các quan chức ngoại giao Ukraine. “Đây là lực lượng đông đảo nhất lịch sử của Nga tập kết ở biên giới Ukraine”, ông Borrell nói.
Ông cảnh báo : “Nguy cơ leo thang căng thẳng hơn nữa là điều hiển nhiên”.
Hình ảnh do vệ tinh PlanetLabs chụp ngày 13/4 cho thấy ít nhất 1.000 phương tiện quân sự xếp hàng trong khu vực có hàng rào đối diện với lều bộ binh.
Một trại phụ phụ cũng có thể nhìn thấy tại khu vực một dặm về phía Tây của trại chính, trên bờ Hồ Kachyk.
Trong khi Ukraine trước đó đã cảnh báo rằng có tới 40.000 lính mới của Nga đã đóng quân ở Crimea, ngoài 40.000 lính khác trên đất liền, đây là lần đầu tiên hình ảnh một trại lính đóng quân của lực lượng này.
Quân đội Moscow cho biết họ đang tiến hành các cuộc tập trận dọc biên giới để đáp trả các động thái của liên minh quân sự NATO 'đe dọa Nga'.
Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu tuần trước cho biết 'hai quân đội và ba đơn vị đổ bộ đường không đã được triển khai thành công' tới biên giới phía Tây của Nga và cuộc tập trận sẽ kết thúc 'trong vòng hai tuần'.
Ukraine đang thúc đẩy phương Tây hỗ trợ thiết thực hơn để ngăn chặn bất kỳ hành động gây hấn nào từ Moscow.
Bộ trưởng Ngoại giao Kiev Dmytro Kuleba đã thúc ép EU chuẩn bị 'một loạt các biện pháp trừng phạt lĩnh vực mới' chống lại Nga trong các cuộc đàm phán với những người đồng cấp từ khối 27 quốc gia vào hôm 19/4.
Ông Kiev tin rằng hiện có hơn 80.000 quân Nga trong khu vực – và con số này có thể lên tới 115.000 - một lực lượng lớn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Moscow khẳng định quân đội chỉ được triển khai để tập trận và để đối phó sự do dọa từ NATO.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi Tổng thống Nga 'giảm căng thẳng' và đề xuất một hội nghị thượng đỉnh có thể diễn ra ở Phần Lan trong những tháng tới.
Động thái này đã được Moscow ca ngợi là một chiến thắng, sau khi ông Biden trước đó có quan điểm cứng rắn chống lại ông Putin - gọi ông là 'kẻ giết người' và từ chối gặp với lý do ông quá bận.
Cùng với việc tìm kiếm sự ủng hộ từ Mỹ, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã quay sang các đồng minh châu Âu của mình, vào tuần trước đã có cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emanuel Macron tại Paris và nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel qua video.
Cặp đôi cam kết ủng hộ Ukraine, nhưng không cung cấp nhiều hỗ trợ thiết thực.
Trong khi đó, Anh đã đề nghị điều hai tàu chiến đến Biển Đen như một lời cảnh báo đối với ông Putin, theo các tài liệu bị rò rỉ, sau khi Mỹ hủy bỏ việc triển khai hai tàu của nước này tới khu vực này.
Theo Mộc Miên (Nguoiduatin.vn)