Tân Đường Thư, bộ chính sử thời Đường, và cuốn sách tiên tri Thôi Bối Đồ đã ghi lại những tiên đoán của thầy phong thủy nổi tiếng Viên Thiên Cang dành cho Võ Tắc Thiên (624 – 705).
Sử chép ghi lại, Viên Thiên Cang có lần đi qua phủ của Võ Sĩ Hoạch, cha Võ Tắc Thiên, tình cờ gặp vợ ông và bật nói: “Phu nhân, bà có cốt pháp không giống người thường, trong nhà tất có quý tử”. Bà liền mời Viên Thiên Cang vào phủ xem tướng cho hai con trai.
Viên Thiên Cang nhìn hai người con của bà nói “Các con của bà trông tinh anh sáng sủa, nhưng lớn lên chỉ là quan tam phẩm, chưa phải quý tử.” Bà bèn gọi nhũ mẫu bế một đứa trẻ ăn mặc như bé trai ra.
Nhìn đứa bé, sắc mặt Viên Thiên Cang chợt biến đổi. Khi đứa bé mở đôi mắt to ngước nhìn Viên Thiên Cang thì ông kinh hãi: “Long tinh phượng cảnh. Đây là gương mặt cực kỳ hiếm có, đáng tiếc là nam nhi chứ nếu đứa bé này là nữ nhi chắc chắn sẽ làm nữ vương thiên hạ”.
Viên Thiên Cang cũng không ngờ được đứa trẻ đó chính là bé gái sau này là nữ hoàng quyền lực nhất lịch sử Trung Hoa, Võ Tắc Thiên.
Võ Mị Nương sau này khắc ghi lời sấm lúc nhỏ, luôn nuôi trong mình tham vọng quyền lực. Toan tính rõ ràng của Võ thị được thể hiện khi bà nhúng tay vào việc đặt mộ phần của Đường Cao Tông, một mực khuyên bảo Hoàng đế đặt lăng ở Lương Sơn.
Các nhà phong thủy từ cổ chí kim đều từng nhận định, vị trí của Càn Lăng đã ít nhiều củng cố cho quyền lực vô song của Võ Tắc Thiên.
Có thể nói, trong số những lăng tẩm đế vương Trung Hoa còn nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay, thì Càn Lăng – nơi chôn cất Tắc Thiên và vị Hoàng đế Đường Cao Tông là nơi sở hữu nhiều điều bí ẩn nhất, đến ngày nay vẫn chưa có lời giải đáp.
Lăng mộ của bà từng bị tấn công bởi những binh khí, cũng bị pháo lớn bắn, cũng đã từng bị kẻ đào trộm mộ huy động lên đến 400.000 người mà cũng không tìm thấy vị trí cụ thể của Càn Lăng.
Tuy nhiên, cho đến ngày nay, Càn Lăng vẫn không bị đào xới, giống như Hứa Tam Đa, ông đã hết lòng bảo vệ những gì còn lại của chủ nhân Võ Tắc Thiên và chồng cô ấy là Lý Trị.
Người ta cho rằng, bên cạnh lăng mộ của Tần Thủy Hoàng và Thành Cát Tư Hãn, thì lăng mộ Võ Tắc Thiên là ngôi mộ cổ khó khai quật nhất Trung Quốc. Lăng mộ của bà không những khiến bọn trộm mộ đau đầu, mà ngay cả các thiết bị khoa học kỹ thuật cao cũng không nắm chắc được.
Càn Lăng ở độ cao 1.047 mét so với mực nước biển tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn, nay trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc (cách thành cổ ở Tây An khoảng 85km về phía tây bắc).
Càn Lăng được thiết kế giống với Trường An, Tây Kinh lúc bấy giờ, được chia thành nội thành, cung điện và ngoại thành, nội thành có diện tích 2,4 triệu mét vuông.
Sâu bên trong lăng mộ là tấm bia khổng lồ cao 7,5m, nặng gần 100 tấn, trên đó không ghi chữ nào, được gọi là vô tự bia với ý nghĩa để đời sau phán xét. Đối với tấm bia này, nhiều giả thuyết cho rằng do công đức của Võ Tắc Thiên quá lớn, nên không một tấm bia hay văn tự nào có thể diễn tả hết. Ngoài ra, một số khác cho rằng vì bà là thân phận nữ nhi và có không ít lỗi lầm nên công tội thật khó luận rõ.
Sử sách ghi lại câu chuyện về việc chọn địa điểm xây dựng Lăng Càn Lăng.
Thầy địa lý phong thủy đời nhà Đường cho rằng: Lương Sơn ở huyện Càn rất có lợi cho nữ hoàng. Bởi vậy mà nữ hoàng Võ Tắc Thiên liền chọn Lương Sơn làm nơi an giấc ngàn thu cho mình và chồng là Đường Cao tông Lý Trị sau khi qua đời.
Kết cấu của lăng viên phỏng theo thành Tràng An (kinh đô nhà Đường), chia thành hoàng thành, cung thành và ngoại quách. Đường trục chính Nam Bắc của nó dài 4,9 km. Về lượng của cải, vàng bạc châu báu tùy táng chứa trong hầm mộ dưới lăng thì qua khảo sát nhiều năm, một chuyên gia văn vật thâm niên suy đoán chỉ ít cũng là 500 tấn !
Với lượng của cải khổng lồ như vậy, Càn Lăng đã trở thành miếng mồi ngon lôi cuốn bọn trộm mộ chuyên nghiệp, bọn quan lại, quân phiệt, thổ phỉ, thậm chí là cả quân khởi nghĩa nông dân. Họ ùn ùn vác xà beng, cuốc thuổng tới đào bới, thậm chí dùng cả máy khoan, đánh mìn để hòng moi được vàng bạc châu báu. Chuyện này từng xảy ra đến mấy lần trong lịch sử Trung Quốc.
Vào thời kỳ Ngũ đại Thập quốc, nước Hậu Lương có một Tiết độ sứ tên là Ôn Thao. Ôn Thao vốn khởi nghiệp từ kẻ đạo tặc, và 18 lăng mộ đế vương triều Đường đều ở Quan Trung. Vào thời đại thịnh vượng của nhà Đường, dù là hoàng gia, quý tộc hay dân thường, đều lưu truyền tập tục hậu táng (an táng long trọng). Kho báu trong lăng mộ Hoàng đế không cần nói cũng biết nhiều và hấp dẫn tới mức nào.
Đối với Ôn Thao, 18 lăng mộ Hoàng Đế này giống như một núi vàng. Trong 7 năm làm tiết độ sứ, hắn đã đào 17 lăng mộ Hoàng Đế, đã trộm được vô số vàng bạc châu báu và cũng đã hủy hoại đi rất nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá.
Trong 18 lăng Hoàng Đế, chỉ có duy nhất một lăng mộ, hắn không thể ra tay. Đó chính là Càn Lăng, nơi chôn cất Đường Cao Tông cùng Võ Tắc Thiên.
Càn Lăng dù trải qua ngàn năm thăng trầm vẫn không hề lay chuyển bởi mưa gió, những kẻ trộm mộ của các triều đại đều trở về tay không trước Càn Lăng.
Nhưng cũng có cổ nhân chỉ ra rằng, phong thủy của Lương Sơn là tốt, nhưng nó có lợi cho dương mà không có lợi cho âm, Võ Tắc Thiên đã chọn nơi đây làm lăng mộ để chôn cất mình và Đường Cao Tông, đó là vì sự thịnh vượng của con cháu Võ Gia, đồng thời đưa ra một số quan điểm sau đây:
Đầu tiên: Càn Lăng và long mạch chiêu lăng của Thái Tông ngăn cách, kết quả là nếu bách tích bình thường chôn cất ở đây thì có thể thịnh vương 3 đời, nhưng nếu chôn cất Hoàng đế ở đây, e rằng ba đời sau, đất nước sẽ nguy.
Thực tế là cũng quyết định như thế, triều Đường tự Đường Huyền Tông từ thịnh chuyển sang suy vong. Vào thời điểm đó dựa vào Võ Tắc Thiên nắm quyền cũng không quá 3 đời.
Thứ hai: long mạch triều Đường đầu ở cửu Tuấn Sơn, Thái Tông an táng ở đây, ở vào đầu rồng sẽ làm cho nhà Đường thịnh vượng. Nhưng Lương Sơn là cái đuôi long mạch thời nhà Chu, vượng khí sẽ suy tàn.
Thứ ba: đỉnh Bắc Lương Sơn là đỉnh cao nhất, hai đỉnh phía trước giống như bầu ngực. Toàn bộ dáng núi, nhìn từ xa trông giống như một thiếu nữ nằm nghiêng, với bầu ngực cao chót vót.
Đây là nơi có lợi cho âm, dương khí u ám không có lợi cho dương, đỉnh chính của núi Lương Sơn thẳng và đẹp thuộc hành Thổ, hai đỉnh ở phía Nam tròn trịa thuộc hành Kim, ba đỉnh tuy cao và thẳng nhưng nhìn từ xa lại rất bằng phẳng, Kim khắc Mộc, Thổ sinh Kim.
Việc xây dựng lăng tẩm dưới đỉnh chính chắc chắn sẽ dẫn đến khí âm chế ngự khí dương, có thể lý do khiến Võ Tắc Thiên soán ngôi và thống trị thiên hạ có thể liên quan đến việc cô chọn lăng mộ ở đây.
Hiện nay, nhiều nhà sử học ở Trung Quốc đã thừa nhận rằng Càn Lăng chính là lăng mộ hoàng tộc thời nhà Đường duy nhất còn nguyên vẹn, dựa trên bằng chứng là lối vào lăng mộ này vẫn còn ở trong tình trạng tốt.
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa có ý định thực hiện khai quật khảo cổ tại khu lăng mộ bề thế này.
Theo các nhà khảo cổ học, nguyên nhân khiến cho những cơ quan chức năng cùng nhiều chuyên gia chưa dám mạo hiểm khai quật lăng mộ của Võ Tắc Thiên vì điều kiện công nghệ chưa đáp ứng.
Cụ thể, những cổ vật hơn 1.300 năm trong lăng mộ này sẽ có thể bị phân hóa ngay lập tức một khi chúng được đưa ra bên ngoài và tiếp xúc với không khí.
Nói cách khác, những nhà khảo cổ học phải được trang bị đầy đủ cả về kiến thức cũng như công nghệ để bảo tồn cổ vật trước khi tiến hành công tác khai quật.
Chính vì vậy, những bí mật ở ‘thế giới bên kia’ của Hoàng đế Võ Tắc Thiên cùng Đường Cao Tông có lẽ vẫn còn chưa được hé lộ.
Đăng Dũng (Nguoiduatin.vn)