Hậu cung ba nghìn giai lệ, làm cách nào để được chọn 'hầu hạ' hoàng đế: Người xưa nghĩ ra 3 cách

22/01/2024 05:45:00

Với hậu cung hàng nghìn người đẹp, hoàng đế sẽ chọn ai để sủng hạnh?

Phụ nữ ngày nay có nhiều lựa chọn để có một cuộc sống như mong muốn. Một số có thể lập gia đình, sinh con đẻ cái, một số có thể độc lập tạo dựng tương lai tốt đẹp trong công việc bằng nỗ lực của chính mình. Người xưa không may mắn như vậy. 

Thời xưa, người phụ nữ Trung Quốc phải tuân thủ Tam tòng: "Tại gia tòng phụ. Xuất giá tòng phu. Phu tử tòng tử" - nghĩa là “Ở nhà phải nghe theo lời cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con trai".

Trong mắt thiên hạ, những nữ nhân được chiêu mộ vào cung sẽ có cuộc sống và địa vị cao hơn. Chỉ cần là một trong "ba nghìn giai lệ" thì đó sẽ là bước đầu tiên để "đổi đời". Muốn đi tiếp bước tiếp theo thì phải không ngừng nỗ lực để được sủng ái.

"Ba nghìn giai lệ" là một hình ảnh ước lệ - xuất hiện trong danh tác "Trường hận ca" của Bạch Cư Dị viết về mối tình của Hoàng đế Đường Huyền Tông và phi tần Dương Quý Phi - để chỉ chốn hậu cung vô vàn mỹ nhân của bậc quân vương.

Hậu cung thường dùng để chỉ nơi sinh sống của các phi tần của hoàng đế. Trong lịch sử, người xưa thường dùng thuật ngữ “Hậu cung ba nghìn giai lệ” để mô tả số lượng phi tần của các hoàng đế phong kiến. 

Hậu cung ba nghìn giai lệ, làm cách nào để được chọn 'hầu hạ' hoàng đế: Người xưa nghĩ ra 3 cách

Tuy nhiên, trước khi hậu cung được hoàn thiện ở thời nhà Minh và nhà Thanh, hoàng đế có thể tùy ý sủng ái các cung nữ. Nhưng trên thực tế, có rất ít người có thể được hoàng đế sủng ái và phong làm thê thiếp.

 

Đến đây, vấn đề xuất hiện khi chốn hậu cung nhiều người như thế thì khi nào một nữ nhân mới được hoàng đế sủng hạnh?

Người xưa có ba cách để chọn lựa. Những cách này đến từ chính các vị hoàng đế. 

Cách thứ nhất: Xe cừu chọn người

Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm, hoàng đế nhà Tấn sở hữu hậu cung hàng nghìn mỹ nhân. Vì số lượng cung nữ, thê thiếp quá nhiều nên vị hoàng đế này "đau đầu" trong việc chọn người để hầu hạ, sủng hạnh.

Nổi tiếng là vị hoàng đế thông minh, Tư Mã Viêm đã nghĩ ra cách rất sáng tạo: Đầu tiên, ông sai người cho làm một xe do cừu kéo. Sau đó, ngồi lên xe này quanh hậu cung. Khi xe cừu dừng ở cửa phòng người nào thì hoàng đế sẽ qua đêm nghỉ ngơi với người đó.

Tuy nhiên, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn". Có một cung nữ sau khi biết hoàng đế chọn người bằng xe cừu thì tính kế đặt cành tre trước cửa. Sau khi nhận thấy xe cừu của hoàng đế từ xa sẽ tưới nước muối lên cành tre. Đàn cừu vốn thích ăn lá tre tươi liền đi tìm cành tre ngay. Nhờ đó, xe cừu sẽ dừng trước cửa cung nữ đó.

Như vậy, để được hoàng thượng sủng hạnh, ngoài sắc đẹp, tài năng thì cung nữ đó phải khôn ngoan và nhiều mánh nữa.

Cách thứ hai, ba: Tung xúc xắc; Thả bướm

So với phương pháp tìm người trên xe cừu, trong lịch sử Trung Quốc, các hoàng đế cũng lựa chọn những phương pháp khác để chọn thê thiếp sủng hạnh. 

Theo ghi chép trong "Tân Đường thư", số lượng cung nữ trong hậu cung của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ từng vượt quá 40.000. Do số lượng hậu cung quá lớn nên Đường Huyền Tông khó chọn được phi tần cho mình, vì vậy ông đã nghĩ ra hai phương pháp tuyển chọn người để sủng hạnh.

Hậu cung ba nghìn giai lệ, làm cách nào để được chọn 'hầu hạ' hoàng đế: Người xưa nghĩ ra 3 cách - 1

Đầu tiên là tung xúc xắc. Mỗi ngày, hoàng đế cho gọi một nhóm thê thiếp, cùng nhau họ được yêu cầu xem xúc xắc. Ai ném trúng số đúng yêu cầu của hoàng đế, người đó sẽ được hầu hạ người đêm đó. 

Các quan trong triều gọi xúc xắc là bà mối.

Phương pháp thứ hai là phương pháp bói bướm, tức là yêu cầu các cung nữ trong hậu cung trồng hoa trước cửa. Bản thân Đường Huyền Tông sẽ thả com bước đó ra và đuổi theo nó, nếu con bướm đáp xuống trước cửa người nào thì đêm đó hoàng đế sẽ ngủ lại. Cách này khá giống với "Xe cừu chọn người" của Hoàng đế Tư Mã Viêm.

Dẫu có hậu cung hàng chục nghìn người và dẫu phải dùng xúc xắc hoặc bướm để chọn người sủng hạnh, nhưng có lẽ trong tim hoàng đế chỉ có một người, đó là Dương Quý Phi. Đó là lý do, Thi Tiên Bạch Cư Dị có viết trong bài thơ "Trường hận ca" về mối tình của Hoàng đế Đường Huyền với phi tần Dương Quý Phi rằng: "Hậu cung ba nghìn giai lệ - Ba nghìn đó chỉ trao yêu thương cho mình nàng".

Thực chất, việc được vua để mắt, sủng hạnh hoặc yêu thương hết mực là "con dao hai lưỡi". Vì bậc quân vương nắm quyền sinh sát ấy có thể coi một nữ nhân là báu vật - và cũng có thể loại bỏ bất cứ lúc nào. Vì "gần vua như gần hổ", chỉ một cử chỉ, lời nói trái ý vua cũng bị chém đầu.

Theo Trang Ly (Đời Sống & Pháp Luật)

Nổi bật