Không có công ăn việc làm, cuộc sống nợ nần bấp bênh, chật vật mưu sinh từng ngày, nhiều người tị nạn tại Li Băng không còn cách nào khác ngoài việc bán nội tạng của mình cho những tay buôn.
Abu từng làm công việc bảo vệ tại một quán bar. Tuy nhiên sau đó, anh đã gặp một nhóm người chuyên buôn nội tạng. Công việc của anh là tìm những kẻ cùng quẫn muốn bán nội tạng của mình kiếm tiến. Nhìn làn sóng người di cư từ Syria đến Li Băng, anh thấy cơ hội của mình ở đó...
"Tôi đã lấy đi các bộ phận trong cơ thể họ. Và họ được lợi từ đó", Abu nói.
Abu Jaafar - một kẻ buôn nội tạng tại Li Băng. |
Chỗ anh làm việc là một quán cà phê nhỏ trong khu ngoại ở đông đúc phía nam Beirut, Li Băng. Ở đằng sau là một căn phòng chật chội với đủ thứ đồ lỉnh kỉnh, nơi Abu tiến hành hoạt động buôn bán nội tạng với hơn 30 người trong suốt 3 năm qua.
"Thông thường, họ hay hỏi về thận, dù tôi cũng có khả năng kiếm các thứ nội tạng khác. Đã có người từng hỏi mua mắt và tôi cũng tìm được người tị nạn đồng ý bán mắt của mình".
"Tôi chụp bức ảnh mắt của người tị nạn đồng ý bán nó rồi gửi cho khách hàng qua Whatsapp để chốt việc mua bán. Rồi sau đó, hàng được đưa tới cho họ".
Những con phố chật hẹp xung quanh nơi Abu làm việc có rất đông người tị nạn. Cứ 1/4 người tại Li Băng giờ đây là người tị nạn, rời bỏ nhà vì chiến tranh và xung đột. Họ không được làm việc theo luật pháp Li Băng và nhiều người phải rất khó khăn để xoay sở cuộc sống. Tuy nhiên vì số lượng người tị nạn quá đông, chính phủ Li Băng từng đệ đơn lên Liên Hiệp Quốc xin chấm dứt việc nhận thêm người tị nạn.
Anh đã làm công việc này suốt hơn 3 năm. |
"Những người không thuộc diện người tị nạn hợp pháp có cuộc sống rất khó khăn", Abu Jaafar cho biết. "Họ có thể làm gì chứ? Chẳng có cách nào để sống ngoài việc bán nội tạng của mình".
Vài người tị nạn ăn xin trên đường phố - phần lớn là trẻ em. Các bé trai đánh giày, bán kẹo cao su hay giấy ăn, hoặc phải làm việc vất vả dưới tay những kẻ bóc lột. Một số khác, khổ cực hơn phải đi làm gái mại dâm.
Tuy nhiên, bán nội tạng là cách nhanh chóng để họ kiếm tiền.
Một khi Abu Jaafar tìm được một người sẵn sàng bán nội tạng, hắn sẽ lái xe đưa họ tới một nơi bí mật. Tất nhiên, hắn sẽ bịt mặt họ để không ai biết đấy là đâu. Thỉnh thoảng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tại những căn nhà thuê tạm. Họ sẽ kiểm tra máu của những người bán trước khi tiến hành phẫu thuật.
"Một khi cuộc phẫu thuật hoàn thành, tôi sẽ đưa họ về", Abu Jaafar.
"Sau đó khoảng một tuần, tôi sẽ để ý tình trạng sức khỏe của họ cho tới khi họ tháo chỉ hoàn toàn. Tháo chỉ xong rồi thì thôi, chúng tôi cũng không quan tâm nữa.
Tôi không quan tâm nếu người hiến tạng sau đó ra sao nữa vì tôi có thứ chúng tôi muốn rồi. Họ có tiền, tôi có nội tạng", Abu nói.
Cuộc sống nghèo khổ đẩy họ vào việc phải đi bán nội tạng. |
Người bán tạng gần đây nhất cho Abu là một cậu thanh niên người Syria 17 tuổi. Cha và các anh em cậu đã thiệt mạng tại Syria. Cậu ta đến Li băng được 3 năm với khoản nợ nần, không công việc và phải làm việc để giúp đỡ mẹ cùng 5 chị em gái. Thông qua Abu Jaafar, cậu ta đồng ý bán thận với mức giá 8,000 USD (khoảng gần 180 triệu).
Hai ngày sau, cơn đau ập đến dù cậu đã uống thuốc. Abu kể rằng cậu thanh niên 17 tuổi đó ra rất nhiều mồ hôi và máu, dù đã được phẫu thuật, băng bó cẩn thận.
Abu Jaafar cũng không tiết lộ anh ta kiếm được bao tiền nhờ những thương vụ như này. Anh không biết nội tạng sau đó sẽ được chuyển tới đâu, có lẽ là được mang đi xuất khẩu. Tại Trung Đông, tình trạng thiếu nội tạng cấy ghép xảy ra thường xuyên vì văn hóa vùng không khuyến khích người dân hiến tạng. Các gia đình muốn người chết được chôn cất nguyên vẹn.
Tuy nhiên, Abu Jaafar khẳng định rằng có ít nhất 7 tay môi giới nội tạng như anh đang hoạt động tại Li Băng.
Vết thương của thanh niên bán đi bên thận phải của mình. |
"Nền công nghiệp này đang bùng nổ", anh ta nói. "Nó vẫn đang đi lên và không có dấu hiệu nguội lại. Nó thực sự nở rộ sau làn sóng di cư của rất đông người Syria tới Li Băng".
Abu biết những điều mình đang làm là phạm pháp nhưng anh nói rằng mình không sợ. Trên thực tế, Abu khá công khai hoạt động của mình khi số điện thoại và những tờ rơi về "dịch vụ" của anh ta chăng đầy các con ngõ nơi người tị nạn sống. Tại nơi anh sống, người ta vừa sợ anh nhưng cũng tôn trọng anh. Khi anh đi qua, người ta thường không đùa cợt nữa và trở nên im lặng.
"Tôi biết những gì tôi đang làm là bất hợp pháp nhưng tôi đang giúp đỡ mọi người", anh ta nói.
"Đó là cách tôi nhìn nhận nó. Những người tị nạn cần tiền để có cuộc sống tốt hơn. Như cậu thanh niên kia, cậu ta có thể mua 1 chiếc ô tô và làm công việc như một lái xe taxi.
Tôi đang giúp đỡ họ và tôi không quan tâm lắm".
Hắn ta luôn mang vũ khí theo mình. |
Hiện tại, dù chính quyền các nước đang triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng mua bán nội tạng công khai nhưng những câu chuyện thương tâm như vậy vẫn xảy ra khi làn sóng người tị nạn mỗi lúc một tăng khiến chính quyền nhiều quốc gia rất khó kiểm soát.
"Tôi không ép ai phải làm thế cả. Tôi chỉ hỗ trợ những người có nhu cầu", anh ta nói.
Châm một điếu thuốc, anh ta dướn lông mày lên hỏi phóng viên.
"Mắt của anh giá bao nhiêu", anh ta hỏi...
Theo Skye (Thời Đại)