Hành trình chông gai của trùm mafia trở thành mật vụ FBI để được sống

05/06/2017 08:47:00

Từ thành viên cốt cán của một băng đảng mafia, Henry Hill trở thành “tay trong” cho lực lượng FBI. Cuộc đời của người đan ông này đã tạo nguồn cảm hứng với nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, nổi tiếng nhất là bộ phim “Goodfellas” (Chiến hữu - 1990) của đạo diễn Martin Scorsese.

Từ thành viên cốt cán của một băng đảng mafia, Henry Hill trở thành “tay trong” cho lực lượng FBI. Cuộc đời của người đan ông này đã tạo nguồn cảm hứng với nhiều tác phẩm văn học và điện ảnh, nổi tiếng nhất là bộ phim “Goodfellas” (Chiến hữu - 1990) của đạo diễn Martin Scorsese.

hanh trinh chong gai cua trum mafia tro thanh mat vu fbi de duoc song hinh anh 1

Ước mơ kỳ lạ

Sinh ngày 11 tháng 6 năm 1943 tại Brooklyn, New York, vùng đất nơi Henry Hill lớn lên trong rất nhiều năm đều đặt dưới sự chi phối của gia đình tội phạm Lucchese. Bị mê hoặc bởi bọn côn đồ lạnh lùng và oai phong, cậu bé Hill bắt đầu mơ ước lớn lên sẽ trở thành một thành viên như vậy.

Vào năm 1955, Hill lúc đó mới 12 tuổi, đã giấu cha mẹ thường xuyên nghỉ học và lang thang tìm việc làm. Đây là thời điểm Hill quyết tâm thực hiện mong muốn của mình.

Cha là người Ireland và mẹ là người vùng Sicilian (Italy), tưởng chừng Hill không bao giờ có thể là một thành viên của gia tộc tội phạm Lucchese vì mang dòng máu ngoại lai, nhưng chính bởi tố chất và sự ngoan ngoãn của cậu bé mới lớn này đã khiến những tên đầu sỏ phải gật đầu. Cuộc đời mafia của Henry Hill bắt đầu từ đây và kéo dài trong ba thập kỷ.

Hill nhanh chóng trở thành tay sai đắc lực của Paul Vario, một trong những người có tiếng tăm trong gia đình. Chứng minh được năng lực, cuối cùng Hill được tin tưởng giao cho những công việc quan trọng hơn.

Hill tham gia nhiều phi vụ mua bán ma túy, nhiều vụ cướp xe tải lấy hàng hóa, và một vụ cướp 420.000 USD từ máy bay của Air France đang đậu tại sân bay quốc tế John F. Kennedy, ở thành phố New York vào năm 1967.

Sau đó, Hill ngồi tù sáu năm về tội mua bán ma túy. Trong tù, y vẫn tiếp tục điều hành đường dây này. Đến khi được tự do vào năm 1978, Hill lại tiếp tục cầm đầu một nhóm mafia Lucchese, thực hiện nhiều tội ác trong đó có một vụ cướp trót lọt gần 6 triệu USD tiền mặt trong ngăn chứa hành lý trên máy bay của Lufthansa Airlines, tại sân bay quốc tế John F. Kennedy

Bán đứng tổ chức để được sống

Tuy nhiên, thế giới mafia là con dao hai lưỡi, nó mang đến cho Hill cơ hội chạm tay vào tiền tài, địa vị nhưng cũng là con đường ngắn nhất có thể kết thúc cuộc đời. Hill nhận ra điều đó một cách sâu sắc khi chứng kiến các tên mafia luôn tìm cách thanh trừng lẫn nhau. Hill bắt đầu cảm thấy lo sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Cuối cùng, Hill cùng vợ Karen và hai đứa con chọn cách lên tiếng tố cáo đường dây tội phạm mafia Lucchese với Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI). Từ một tay sai trung thành của gia đình tội phạm Lucchese rất có máu mặt tại thành phố New York lúc bấy giờ, Hill đã đứng ra phản bội tổ chức trước tòa. Với quyết định gây sốc với toàn băng đảng này, gia đình Hill được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt theo chương trình bảo vệ nhân chứng của chính phủ Mỹ.

Sau đó, hàng loạt tên maifa Lucchese bị bắt sau khi Hill khai nhận hết tất cả hoạt động tội phạm của tổ chức này.

Đến thập niên 1990, khi kết thúc chương trình bảo vệ nhân chứng, Henry Hill trở về cuộc sống bình thường, sau khi hầu hết các tên mafia Lucchese đã bị bắt.

Hill may mắn có một người vợ tuyệt đối yêu thương và trung thành. Khi Hill ở thời kỳ đỉnh cao, Karen luôn đứng sau hậu thuẫn chồng. Khi “sa cơ lỡ vận”, cả gia đình phải sống chui lủi, người vợ ấy vẫn không rởi bỏ ông ta. Rồi khi Hill vào tù thì Karen phải tự thân lo liệu cho bản thân và con cái. Tồi tệ hơn, việc buôn bán ma túy của Hill đã biến Karen trở thành một con nghiện. Nhưng sau tất cả, 4 người trong gia đình Hill vẫn luôn bên nhau cho đến khi ông qua đời năm 2012 vì bệnh tim sau sinh nhật lần thứ 69.

Theo Huyền Anh (Dân Việt)

Nổi bật