Hàng trăm phi công Mỹ tranh nhau dùng 17 chiếc F/A-18

09/05/2016 09:06:00

Nhìn bên ngoài sự hoành tráng của Quân đội Mỹ, ít ai nhận thấy được những thực trạng xuống cấp, thiếu thốn vũ khí trang bị của các quân, binh chủng.

Nhìn bên ngoài sự hoành tráng của Quân đội Mỹ, ít ai nhận thấy được những thực trạng xuống cấp, thiếu thốn vũ khí trang bị của các quân, binh chủng.

 

Trên trang web của Tạp chí “Tuần tin tức” (Newsweek) của Mỹ, lực lượng hải quân đánh bộ nước này (United States Marine Corps - USMC) đang đứng trước những vấn đề rất lớn phải giải quyết về khoảng trống lực lượng.

Các máy bay chiến đấu của họ hiện nay đa số là mua sắm trong giai đoạn thập niên 80 cho đến giữa thập niên 90 của thế kỷ trước, hiện đang đứng trước những vấn đề kỹ thuật lớn cần phải đại tu, nâng cấp nhưng số lượng máy bay của họ đang thiếu hụt trầm trọng.

Hải quân đánh bộ Mỹ đã chờ đợi rất nhiều năm để bổ sung lực lượng nhưng kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng là F-35B tiến triển quá chậm, không có cách nào để duy trì thực lực của lực lượng không quân hạm.

Hiện nay, nhóm hàng không của lực lượng hải quân đánh bộ Mỹ đang bị “co lại”, họ còn sở hữu 276 chiếc F/A-18 Hornet nhưng là phiên bản tiêm kích hạm, chiếm hơn 2/3 số lượng máy bay của toàn bộ lực lượng (còn lại là khoảng 140 chiếc AV-8B Harrier đã cũ, tỷ lệ rơi và gặp sự cố kỹ thuật cao).

Ngày 20-4 năm nay, Phó tư lệnh hải quân đánh bộ, phụ trách lực lượng không quân của USMC là ông Jon Davis đã báo cáo trước Thượng viện Mỹ rằng, trong số 276 chiếc F/A-18 Hornet (số hiện đại nhất) cũng chỉ có 87 chiếc đủ điều kiện an toàn bay, chiếm tỷ lệ có 32%.

Trong khi đó, để đáp ứng nhu cầu sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, để hàng trăm phi công của lực lượng này có đủ số giờ bay tích lũy kinh nghiệm điều khiển máy bay, sử dụng thành thạo vũ khí, họ cần phải có ít nhất là 58% số lượng máy bay F/A-18 đủ điều kiện cất cánh.

Hải quân Mỹ đang thiếu hụt máy bay trầm trọng
Hải quân Mỹ đang thiếu hụt máy bay trầm trọng

Tuy nhiên, những con số trên vẫn là các báo cáo đã giảm nhẹ nguy cơ, còn trên thực tế, tình trạng của lực lượng không quân, thuộc hải quân đánh bộ Mỹ còn tồi tệ hơn nhiều.

Hiện lực lượng này đang triển khai ở tây Thái Bình Dương và chiến trường Trung Đông khoảng 40 chiếc Hornet (trong chiến dịch đánh tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Iraq và Syria, cùng với việc triển khai bao vây Trung Quốc).

Ngoài ra, còn 30 chiếc khác đang trong biên chế các phi đội huấn luyện cơ bản. Điều này khiến cho hàng trăm phi công khác của hải quân đánh bộ (không tham gia đánh IS hoặc tuần tiễu ở Tây Thái Bình Dương) đang sử dụng vẻn vẹn có 17 chiếc F/A-18 Hornet.

Mà những chiếc máy bay này vì tránh quá tải nên mỗi tuần cũng chỉ cất cánh vài lần, trong thời gian ngắn, không đủ để các phi công có số giờ bay tương đối, nhằm mục đích tối thiểu là duy trì kỹ thuật bay của bản thân.

Hải quân đánh bộ Mỹ tập sống kiểu “con nhà nghèo”

Hiện nay, trên các tàu tấn công đổ bộ có boong phóng máy bay của Hải quân Mỹ sử dụng cường kích phản lực AV-8B Harrier, có khả năng cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) trên boong phóng chật hẹp của tàu đổ bộ, có lượng giãn nước bằng 1/2 tàu sân bay.

Trước sự chậm trễ chưa biết đến ngày nào khắc phục được của chương trình phát triển loại máy bay chiến đấu thế hệ 5 là tiêm kích tàng hình F-35B, Mỹ bắt buộc phải tiếp tục dùng AV-8B, nên phải nâng cấp duy trì số lượng 140 chiếc máy bay chiến đấu này.

 Mỹ đã phải “luộc lại” phụ tùng của Anh để duy trì hoạt động của AV-8B Harrier
Mỹ đã phải “luộc lại” phụ tùng của Anh để duy trì hoạt động của AV-8B Harrier

Kế hoạch nâng cấp cũng vấp phải không ít khó khăn vì việc sản xuất máy bay này đã ngừng vào năm 1997, hoạt động nâng cấp lớn cũng ngừng vào năm 2003. Rất may cho Quân đội Mỹ, 3 năm trước, Hải quân Anh đã cho 74 chiếc BAE Sea Harrier (thiết kế tương tự AV-8B) nghỉ hưu.

Loại máy bay này hiện được Anh đưa vào niêm cất, bảo trì để sẵn sàng hoạt động trở lại, bởi người Anh vẫn hy vọng rằng sẽ tìm được một khách hàng quan tâm đến loại máy bay này, ví dụ như Ấn Độ, Brazil...

Điều này dẫn đến việc Mỹ mua lại máy bay Sea Harrier của Anh để chủ yếu là tháo dỡ lấy phụ tùng thay thế cho AV-8B để sử dụng đến năm 2030 (thay vì năm 2027 như dự tính ban đầu). Nếu không, máy bay AV-8B của Mỹ chỉ tồn tại tới khoảng năm 2020 là không thể bay nổi.

Quân đội Mỹ đã trả 180 triệu USD cho số của phụ tùng thay thế và các máy bay đã ngừng hoạt động của Anh. Hiện tại, Mỹ tháo dỡ các máy bay Anh để lấy phụ tùng thay thế. Tuy thiết bị điện tử 2 loại khác nhau nhưng một số thành phần vẫn có thể được hoán đổi cho nhau.

Tuy nhiên, dòng AV-8B Harrier được xem có tỷ lệ tai nạn cao nhất của trong các máy bay chiến đấu của Mỹ, bản thân chiếc Sea Harrier của người Anh cũng vậy. Bản chất của dòng máy bay STOVL đã hay hỏng hóc, nay lại thay lộ cộ nên dẫn tới hệ quả là tỷ lệ mất an toàn tăng cao.

Theo một số nguồn tin, tỷ lệ tai nạn của AV-8B gấp 3 lần so với tiêm kích hạm F/A-18C. Lính thủy Đánh bộ Mỹ đã mất đi 1/3 trong số 397 máy bay AV-8B do tai nạn trong 32 năm, mà vụ chiếc AV-8B của hải quân đánh bộ Mỹ và rơi hôm 6-5 vừa qua là minh chứng điển hình.

Do đó, hiện nay mặc dù đã tháo lắp và nâng cấp được số lượng khá lớn AV-8B Harrier nhưng hải quân đánh bộ Mỹ cũng hạn chế sử dụng dòng máy bay này và đành chấp nhận cảnh chen chúc sử dụng F/A-18, chờ đợi đến khi F-35B khắc phục hết lỗi và biên chế chính thức.

Hải quân Mỹ cũng thiếu máy bay trầm trọng

Trong số các quân, binh chủng của Mỹ, chỉ có không quân là không lâm vào tình trạng thiếu thốn máy bay, do phiên bản F-35A cất cánh trên sân bay thông thường đã sản xuất được hơn 100 chiếc và không gặp phải những trục trặc hàng loạt như các biển thể trên tàu sân bay và tàu đổ bộ tấn công.

Tuy nhiên, sự chậm chễ của chương trình phát triển phiên bản trên tàu sân bay là F-35C và trên tàu đổ bộ tấn công là F-35B không chỉ khiến binh chủng hải quân đánh bộ lâm vào tình trạng thiếu máy bay trầm trọng mà nó cũng làm cho lực lượng không quân của hải quân Mỹ lâm vào cảnh dở khóc, dở cười.

Sự chậm trễ của các dự án F-35B/C đã khiến hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiếu máy bay trầm trọng
Sự chậm trễ của các dự án F-35B/C đã khiến hải quân và hải quân đánh bộ Mỹ thiếu máy bay trầm trọng

Trước đây, do lo ngại về sự thiếu hụt lực lượng các máy bay tiêm kích tấn công trên hàng không mẫu hạm, Hải quân Mỹ đã phải tăng tốc mua sắm 64 chiến đấu cơ F-35 Lightning II (phiên bản F-35C) để trang bị cho các tàu sân bay, nhiều hơn 8 chiếc so với kế hoạch.

Tuy nhiên do vô số lỗi trên F-35B/C chưa khắc phục được nên chưa rõ ngày nào 2 loại tiêm kích hạm thế hệ mới mới được chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt. Do đó, hải quân Mỹ đã tiếp tục phải giữ lại nhà máy sản xuất tiêm kích F/A-18 Super Hornet ở St Louis, Missouri.

Hải quân Mỹ quyết định bổ sung thêm các tiêm kích hạm F/A-18 E/F Super Hornet bằng cách mua thêm 2 máy bay trong năm tài chính 2017 để thay thế cho những chiếc đã mất và 14 chiếc khác trong năm 2018 để duy trì lực lượng cho các phi đội Hornet.

Hải quân Mỹ đã chi ra 185 triệu USD trong ngân sách hải quân của họ cho 2 chiếc tiêm kích hạm F/A-18 Super Hornet trong năm 2017 và 1,3 tỷ USD trong dự án năm 2018 cho 14 chiếc bổ sung.
 

Theo Đất Việt

Nổi bật