Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới

18/07/2023 15:41:48

Dùng máy bay để tự sát, cướp ngân hàng rồi bỏ trốn bằng phi cơ...chỉ là những ví dụ mà kẻ gian dùng phương tiện hàng không để phục vụ trong các vụ án gây sốc.

DB Cooper: Không tặc bí hiểm nhất mọi thời đại

Ngày 24/11/1971, Dan 'DB' Cooper - một người đàn ông có vẻ ngoài khoảng 30 đến 40 tuổi - đã dùng thân phận hành khách bước lên chuyến bay 305 của hãng Northwest, khởi hành từ thành phố Portland đi Seattle. Máy bay cất cánh chưa lâu, Cooper đã áp sát một nữ tiếp viên hàng không và chìa ra mảnh giấy, nói rằng có bom trong vali và đề nghị cô hãy báo cơ trưởng ngay lập tức. 

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 1
Tiếp viên Flo Schaffner là một trong những người đã chạm trán với DB Cooper trên chuyến bay

Mảnh viết còn tiết lộ thêm yêu cầu táo tợn: giao 200 nghìn đô tiền mặt (tương đương 1,2 USD tỷ giá hiện nay) kèm theo 4 chiếc dù lượn để đổi lấy sự an toàn của toàn bộ 36 hành khách.

Cuối cùng, DB Cooper đã được thoả nguyện yêu cầu khi máy bay đáp xuống Seattle. Hắn nhận tiền từ FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ) rồi yêu cầu máy bay đi tiếp về phía Mexico City. Sau đó, hắn đòi cơ trưởng cho hạ máy bay xuống độ cao dưới 3 km và vận tốc dưới 100 m/s. Khoảng đâu đó giữa Seattle với Reno vào lúc hơn 8 giờ tối một chút, Cooper đã hạ mình từ phía sau máy bay và bung dù nhảy xuống cánh rừng bên dưới trước sự kinh ngạc tột độ của tất cả mọi người chứng kiến.

Chuyến bay sau đó đáp xuống an toàn, tuy nhiên DB Cooper đã biến mất không dấu vết vào màn đêm, trở thành bí ẩn khiến các nhà điều tra đau đầu. Đây chính là vụ án không tặc chưa bao giờ được phá giải của nước Mỹ, được truyền thông gọi là "vụ điều tra dài hơi và kiệt sức nhất trong lịch sử FBI".

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 2

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 3
Những vật chứng ít ỏi trong vụ không tặc DB Cooper

Khoanh vùng nơi Cooper nhảy xuống, nhà điều tra chỉ tìm thấy những tờ đô la cháy sém - hậu quả của việc nhảy từ trên cao, nhưng lại không có các dấu vết thi thể. Trên máy bay, DB Cooper cũng để lại một thứ khá kì lạ - chiếc cà vạt. Chính nó đã giúp loại bỏ hơn 800 kẻ tình nghi nhờ dấu vết ADN nhưng cũng làm giới điều tra đi vào bế tắc.

Giữa lúc đó, các cánh thư kí tên DB Cooper đã gửi về cho FBI từ nhiều nơi khác nhau khắp nước Mỹ. Một trong số đó viết rằng: "Xin hãy nói cho cảnh sát biết, DB Cooper không phải tên (thật) của tôi".

Tháng 7/2016, 45 năm sau vụ không tặc, FBI đã chính thức đóng hồ sơ vụ án, tuyên bố Cooper, dù chưa được biết danh tính, có khả năng đã thiệt mạng khi nhảy dù xuống cánh rừng.

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 4
So sánh chân dung của DB Cooper (ảnh vẽ) và Robert Rackstraw

3 năm sau, ngày 9/7/2019, người bị tình nghi số 1 trong vụ án DB Cooper, ông Robert Rackstraw cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng do tuổi cao sức yếu, thọ 75 tuổi.

Rackstraw qua đời, có lẽ ông cũng đem theo những kí ức của mình chôn sâu dưới lòng đất, khép lại vụ án rúng động một thời trong hai chữ "bí ẩn".

Phi công lao máy bay tự sát chấn động thế giới

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 5
Cơ phó Andreas Lubitz, 27 tuổi được xác định là thủ phạm cố tình làm rơi máy bay gây tai nạn. Ảnh: Guardian

Ngày 24/3/2015 ghi dấu một sự cố chấn động lịch sử hàng không thế giới, khi chiếc máy bay Airbus A320, mang số hiệu chuyến bay 9525 của hãng hàng không giá rẻ Đức Germanwings bị rơi tại dãy núi Alps của Pháp, khiến 150 người thiệt mạng. Các kết quả điều tra sau đó tiết lộ một sự thật kinh hoàng: chính Cơ phó Andreas Lubitz đã cố tình gây tai nạn.

Dữ liệu từ các hộp đen của máy bay cho thấy, Cơ phó Lubitz, 27 tuổi đã chiếm buồng lái trong khi Cơ trưởng Patrick Sonderheimer ra ngoài, rồi cố tình lao máy bay xuống núi.

Cơ quan điều tra đã công bố email cuối cùng của Lubitz gửi đến bác sĩ hai tuần trước vụ rơi máy bay. Bức thư có đoạn viết: "Tôi sợ bị mù và tôi không thể gạt bỏ suy nghĩ này ra khỏi đầu. Nếu không phải vì đôi mắt, tất cả mọi điều sẽ tốt đẹp". Tờ Le Figaro của Pháp thậm chí trích dẫn nguồn tin điều tra quả quyết, thị lực của phi công này chỉ còn 30% tại thời điểm gây tai nạn.

Thị lực giảm cùng rắc rối tình cảm do chia tay với bạn gái được tin là nguyên nhân dẫn tới việc Lubitz bị trầm cảm nặng, luôn lo sợ mất việc. Anh ta đã dùng thuốc chống trầm cảm Mirtazapine liều cao nhất.

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 6
Khu vực máy bay gặp nạn là núi cao, địa hình hiểm trở, khiến lực lượng cứu hộ khó tiếp cận. Họ phải sử dụng trực thăng để tiếp cận hiện trường. Ảnh: AP

Theo các điều tra viên Đức và Pháp, Lubitz từng có dấu hiệu bị trầm cảm trong quá trình đào tạo phi công. Khi khám xét nhà phi công này ở Montabaur, Rhineland, họ phát hiện anh ta đã xé đơn khuyến cáo nghỉ bay của bác sĩ. Lubitz cũng nghiên cứu những cách khóa buồng lái và tự tử trên Internet.

Các bằng chứng thu được cho hay, trong suốt những phút cuối đời, Lubitz không nói một câu nào. Sau khi khóa nhốt cơ trưởng ngoài buồng lái, anh ta thiết lập lại độ cao của máy bay, vặn núm điều chỉnh xuống 30 mét trên mực nước biển, mức thấp nhất có thể. Sau đó, anh ta để mặc chiếc Airbus A320 ở chế độ bay tự động lao thẳng vào vách núi Alps với tốc độ 800 km/h, giết chết tất cả những người có mặt trên đó.

Vụ phi công Lubitz lao máy bay tự sát khiến dư luận toàn thế giới sốc nặng. Các hãng hàng không vội vã rà soát lại quy trình an toàn bay và ra quy định bắt buộc phải có 2 người trong buồng lái tại mọi thời điểm bay.

Các công ty bảo hiểm ước tính đã mất hơn 300 triệu USD để bồi thường cho gia đình các nạn nhân và công ty chủ quản chiếc Airbus A320 gặp nạn (mức bảo hiểm của máy bay là 6,5 triệu USD).

Vụ khủng bố 11-9 và những thay đổi trong cuộc sống người dân Mỹ

Ngày 11-9-2001, cả thế giới bàng hoàng nghe tin hai toà tháp Trung tâm Thương mại Thế giới sừng sững tại New York đã đổ sụp trong một loạt vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ. 16 năm đã trôi qua nhưng những bí ẩn chưa có lời giải về thảm kịch kinh hoàng này vẫn ám ảnh nhiều người.

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 7
Khói bốc lên từ tòa WTC 1 (tháp bắc) sau cú đâm lúc 8h46 sáng 11-9-2001. Người dân và truyền hình Mỹ thoạt đầu nghĩ rằng đây chỉ là một tai nạn liên quan máy bay dân sự cỡ nhỏ - Ảnh: AP

Trong chuỗi các vụ tấn công liên tiếp nhằm vào nước Mỹ trong ngày 11-9-2001, 19 tên khủng bố và không tặc, đã chiếm quyền điều khiển của 4 máy bay thương mại cỡ lớn rồi lần lượt tấn công các mục tiêu gồm: hai máy bay lao thẳng vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại thành phố New York, một máy bay khác đâm vào Lầu Năm Góc (trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ) tại Washington trong khi chiếc còn lại bị rơi xuống một cánh đồng ở Shanksville, Pennsylvania.

Vụ khủng bố 11-9 đã khiến 2.996 người thiệt mạng và là vụ tấn công đẫm máu nhất do thế lực bên ngoài gây ra tại Mỹ. Ngoài ra, còn khoảng gần 10.000 người bị thương hoặc ảnh hưởng sức khoẻ nghiêm trọng sau chuỗi sự kiện kinh hoàng này.

Không mất nhiều thời gian, Tổ chức khủng bố Al-Qaeda sau đó nhanh chóng xác nhận và bị xác nhận là những kẻ chủ mưu tiến hành các vụ tấn công nhằm vào Mỹ. Trong đó, lời hiệu triệu thánh chiến nhằm chống lại nước Mỹ do Osama bin Laden, thủ lĩnh của Al-Qaeda, được xem là động cơ lớn nhất dẫn tới hành động tấn công liều chết của 19 tên không tặc.

Đáng chú ý, 15 trong số 19 tên không tặc đến từ Saudi Arabia trong khi những kẻ còn lại tới từ UAE, Ai Cập và Lebanon – các nước đồng minh thân cận nhất của Mỹ tại Trung Đông.

Sự kiện 11/9 là cuộc tấn công khủng bố đẫm máu nhất trên đất Mỹ, châm ngòi cho các cuộc chiến tranh quốc tế ở Afghanistan và Iraq. Nước Mỹ cũng thành lập Bộ An ninh nội địa Mỹ và từ đó theo đuổi cuộc chiến chống khủng bố dai dẳng.

Hàng không và các vụ án liên quan đến những chuyến bay gây chấn động thế giới - 8
Cú đâm thứ hai vào tòa WTC 2 khiến tất cả người Mỹ nhận ra chẳng có tai nạn nào cả mà đây là vụ tấn công vào các biểu tượng của nước Mỹ. 

Cuộc tấn công 11/9 đã khiến Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush phải triển khai quân đội Mỹ đến Afghanistan để truy lùng các chiến binh al-Qaeda, được cho là có thể được đứng sau bởi một nhóm chiến binh Hồi giáo khác: Taliban. Dưới sự lãnh đạo của George W. Bush, Mỹ đã đáp trả vụ tấn công 11/9 bằng cách phát động "cuộc chiến chống khủng bố", bắt đầu từ Afghanistan, nơi âm mưu của al-Qaeda được hình thành và tổ chức.

Cuộc chiến này đã diễn ra lâu hơn dự kiến. Sau vụ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden năm 2011, 56% người Mỹ cho biết họ ủng hộ việc rút quân khỏi Afghanistan. Đúng 20 năm sau sự kiện 11/9, cuộc chiến mới kết thúc. Vào ngày 31/8/2021 , chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden hoàn tất việc rút toàn bộ quân khỏi khu vực.

Tuy vậy, theo khảo sát của USAtoday, cứ 10 người Mỹ thì có 7 người tin rằng nước Mỹ đã không đạt được mục tiêu của mình ở Afghanistan. Chỉ 8% người Mỹ nói rằng việc rút khỏi Afghanistan giúp họ an toàn hơn trước khủng bố, so với 44% số người được hỏi cho rằng việc rút quân khiến cuộc sống trở nên kém an toàn hơn.

Quan điểm của người Mỹ về khủng bố cũng thay đổi. Trong một cuộc khảo sát vào năm 2021 của hãng tin Washington Post, 93% người Mỹ từ 30 tuổi trở lên cho biết họ có thể nhớ chính xác họ đang ở đâu hoặc đang làm gì vào lúc biết tin về vụ khủng bố 11/9/2001. Ngoài ra, sự kiện 11/9 cũng đã thay đổi vĩnh viễn cách người Mỹ sống. Có một số người đáng kể e ngại việc đi máy bay hơn. Họ cũng sợ đi vào các tòa nhà chọc trời, tham dự các sự kiện đông người hoặc đi du lịch nước ngoài hơn so với trước khi sự kiện này xảy ra.

QT (SHTT)

Nổi bật