Không rõ liệu Triều Tiên có chấp nhận lời đề nghị hay không vì họ đã từ chối đề nghị của chính phủ mới của Hàn Quốc về việc cung cấp viện trợ lớn để đổi lấy việc phi hạt nhân hóa.
Bộ trưởng Bộ Thống nhất - Kwon Young-se đã đưa ra một tuyên bố đề nghị đối thoại liên Triều vào trước ngày lễ Chuseok, một trong những lễ kỷ niệm hàng năm lớn nhất đối với cả Nam và Bắc Triều Tiên.
"Hai miền Nam - Bắc nên đối mặt với thực tế đau đớn. Chúng ta phải giải quyết vấn đề này trước khi bản thân từ - gia đình ly tán - biến mất". Bộ trưởng Bộ Thống nhất Kwon Youngse nói trong một cuộc họp báo trên truyền hình" “Chúng ta cần sử dụng tất cả các phương tiện có thể ngay lập tức để đưa ra các biện pháp nhanh chóng.”
Ông Kwon cho biết Hàn Quốc hy vọng rằng các quan chức có trách nhiệm của hai miền Triều Tiên sẽ gặp trực tiếp càng sớm càng tốt để thảo luận thẳng thắn.
Khi được hỏi về khả năng viện trợ lương thực cho Triều Tiên, ông Kwon cho hay, Hàn Quốc không cân nhắc tới "ưu đãi đặc biệt" và Triều Tiên nên hồi đáp về việc giải quyết các vấn đề nhân đạo.
Kể từ khi Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 kết thúc, hàng triệu người dân hai miền Triều Tiên bất ngờ bị chia cắt. Nhiều thập kỷ sau, hầu hết không ai biết người thân của họ có còn sống hay không.
Theo Yonhap, kể từ hội nghị thượng đỉnh lần đầu tiên vào năm 2000, hai miền Triều Tiên đã tổ chức 21 đợt đoàn tụ gia đình mặt trực tiếp, và lần cuối cùng diễn ra vào tháng 8 năm 2018.
Đoàn tụ gia đình là một vấn đề rất xúc động vì hầu hết các thành viên gia đình ly tán hiện nay đều ở độ tuổi 80 trở lên và mong muốn được đoàn tụ với người thân chia cách trước khi họ qua đời.
Reuter dẫn thông tin từ Lim Eul-chul, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Viễn Đông tại Đại học Kyungnam, cho biết khả năng Triều Tiên chấp nhận lời đề nghị là rất thấp. Ông nói: “Đoàn tụ gia đình là một vấn đề nhân đạo cơ bản nhưng trên thực tế, nó đòi hỏi một mức độ tin cậy đáng kể giữa hai bên.
Lễ Chuseok năm nay rơi vào thứ Bảy (10/9) và kỳ nghỉ lễ 4 ngày sẽ bắt đầu vào 9/9.
HL (Nguoiduatin.vn)