Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn!

27/08/2022 19:58:34

Hải quân Uzbekistan có lẽ là lực lượng hải quân đen đủi nhất trên thế giới; sau khi Liên Xô tan rã, họ đầu tư xây dựng lực lượng hải quân hiện đại, nhưng khi đầu tư xong, thì biển của họ đã biến mất.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn!

Lực lượng hải quân “bồn tắm”

Khoảng năm 2000 trước Công nguyên, hải quân đã xuất hiện. Nhưng phải đến Thời đại Hàng hải vào thế kỷ 17, những lực lượng hải quân có tổ chức chặt chẽ như hiện nay mới xuất hiện.

Ngày nay, khi các quốc gia đang phát triển mạnh mẽ các chiến lược tiến ra đại dương, thì tầm quan trọng của lực lượng hải quân ngày càng trở nên nổi bật. Thậm chí, rất nhiều hoạt động tác chiến trên bộ đã được lực lượng hải quân đảm nhiệm.

Hải quân có thể được tạm chia thành ba loại theo lĩnh vực chiến đấu, đầu tiên là hải quân nước xanh, có khả năng hoạt động xa bờ, trên các đại dương và cũng được công nhận là lực lượng hải quân mạnh nhất trên thế giới.

Thứ hai là hải quân nước nâu, là những lực lượng hải quân hoạt động ở ven bờ và thềm lục địa. Cuối cùng là hải quân với phạm vi hoạt động chỉ giới hạn trong vùng biển nội địa, thường được ví von là "hải quân bồn tắm".

Ví dụ, hải quân Mông Cổ được gọi là "hải quân bồn tắm", căn cứ của Hải quân Mông Cổ nằm ở Hồ Kusugur và các hoạt động của nó bị giới hạn trong vùng nước rộng 2.760 km vuông này. Trong đội hình hải quân Mông Cổ có 3 tàu, chủ yếu làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển, có lực lượng hải quân ít nhất, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng trên thực tế, còn có một quốc gia khác, còn “thất vọng” hơn, khi đã bỏ ra rất nhiều tiền để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh; nhưng khi hoàn thành, thì “biển” của họ đã biến mất, đó chính là hải quân Uzbekistan.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 1

Giấc mơ hải quân mạnh của Uzbekistan

Nằm ở khu vực Trung Á, Uzbekistan là một quốc gia không giáp các đại dương và là một trong vài quốc gia không giáp biển kép trên thế giới. Năm quốc gia giáp biên giới với Uzbekistan là Afghanistan, Kazakhstan, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Tajikistan cũng không giáp biển.

Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, Uzbekistan trở thành quốc gia độc lập và GDP bình quân đầu người của họ chỉ là 1.500 USD/người/năm, khiến nước này trở thành một trong những quốc gia kém phát triển nhất khu vực.

Cho dù vị trí địa lý không thuận lợi, đất nước phát triển rất chậm nhưng điều này không ảnh hưởng đến quyết tâm xây dựng hải quân của Uzbekistan.

Giống như Mông Cổ, tuy cách xa đại dương, nhưng Uzbekistan lại tiếp giáp với biển Aral, hồ nội địa lớn thứ tư trên thế giới. Diện tích của Biển Aral đã từng vượt quá 60.000 km vuông và biển Aral thực sự là một vùng nước quốc tế, được chia sẻ bởi Kazakhstan ở phía bắc và Uzbekistan ở phía nam.

Nói một cách logic, là một quốc gia không giáp biển, Uzbekistan không cần thiết phải phát triển hải quân, nhưng chính phủ Uzbekistan đã quyết định tăng cường xây dựng hệ thống phòng thủ ven biển, khi xét đến giá trị chiến lược của Biển Aral.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 2

Vào cuối thế kỷ 20, nguồn tài nguyên dầu mỏ dồi dào đã được khai thác xung quanh Biển Aral, và giá trị chiến lược của Biển Aral càng được nâng cao.

Vào thời điểm đó, tất cả các quốc gia không giáp biển ở Trung Á bắt đầu phát triển lực lượng hải quân của riêng mình, miễn là chúng tiếp giáp với các hồ nội địa. Và Uzbekistan đương nhiên không muốn bị bỏ lại phía sau. Chính phủ nước này đã đưa kế hoạch phát triển hải quân vào chương trình nghị sự.

Ngoài ra, Uzbekistan có dân số hơn 30 triệu người, và cũng là quốc gia có dân số đông nhất trong 5 quốc gia Trung Á, nên chính phủ nước này xác định xây dựng lực lượng hải quân quy mô không quá nhỏ.

Để thực hiện tham vọng xây dựng lực lượng hải quân mạnh, đầu tiên Uzbekistan mua một số tàu chiến nhỏ từ UAE và các quốc gia khác; đồng thời thành lập căn cứ hải quân của riêng mình ở phía bắc Biển Aral.

Nhưng xét cho cùng, Uzbekistan mới thành lập lực lượng hải quân và các đơn vị hải quân mới chỉ được huấn luyện vận hành đơn giản, nên trục trặc thường xuyên xảy ra; một số con tàu bị chìm do trình độ của thủy thủ đoàn.

Năm 2003, Uzbekistan một lần nữa mua một số tàu chiến cũ bị loại biên từ Mỹ, bao gồm các tàu khu trục nhỏ, tàu quét mìn, v.v. Ngoài số tàu cũ mua từ quân đội các nước, tổng số tàu của Hải quân Uzbekistan đã lên tới 40 chiếc.

Đối với một nước không giáp biển như Uzbekistan, thì quy mô của hải quân Uzbekistan là khổng lồ.

Quân số của hải quân Uzbekistan đã lên tới khoảng 2.500 người, cũng được chia thành các lực lượng pháo binh phòng thủ bờ biển, hải đoàn và nhiều lực lượng vũ trang tinh nhuệ khác, đang rất được chú ý tại các quốc gia nội địa Trung Á.

Đúng là sau khi hải quân Uzbekistan được thành lập, khả năng phòng thủ quốc gia của Uzbekistan đã được cải thiện rất nhiều. Sau một thời gian dài huấn luyện, không thể coi thường sức mạnh chiến đấu của Hải quân Uzbekistan, thậm chí lực lượng này còn hoàn thành nhiều nhiệm vụ chiến đấu ở vùng biển Aral.

Sau đó, chính phủ Uzbekistan đã tiếp tục đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả chiến đấu hơn nữa của hải quân nước này.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 3

Xây dựng xong lực lượng hải quân, biển “hết nước”

Ngay khi Hải quân Uzbekistan đang chuẩn bị thực hiện những “kế hoạch lớn hơn”, họ phải đối mặt với một tương lai không sáng sủa, đó là "đại dương" của chính đất nước mình, đang “biến mất”.

Lý do là Biển Aral nhanh chóng khô cạn và mực nước tiếp tục hạ xuống, khiến nhiều tàu của Hải quân Uzbekistan “mắc cạn trên cát”, trở thành những "Tuần dương hạm trên sa mạc". Vậy điều gì đang xảy ra với Hải quân Uzbekistan?

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 4

Biển Aral ban đầu là hồ nội địa lớn thứ tư trên thế giới, và diện tích nước của nó lên tới 68.000 km vuông vào những năm 1960. Biển Aral chủ yếu dựa vào lượng nước được cấp từ thượng nguồn hai con sông là Ram và Syr Darya để bổ sung nguồn nước.

Tuy nhiên, sau khi Turkmenistan hoàn thành kênh đào Karakum vào năm 1967, lượng nước vào biển Aral đã giảm đi 7 tỷ mét khối/năm và diện tích của biển Aral trực tiếp giảm đi một nửa và thậm chí độ sâu của biển Aral thậm chí chỉ đạt khoảng 60 mét.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 5

Với sự suy giảm liên tục của mực nước biển Aral, vùng đất ở giữa biển Aral đã bị lộ ra và vào năm 1987, nó bị chia cắt thành hai vùng nước phía bắc và phía nam.

Đến năm 2010, diện tích nước của Biển Aral chỉ còn 8.739 km vuông, chưa bằng một phần nhỏ so với thời kỳ đỉnh cao. Khi lượng nước biển Aral giảm đi, độ mặn của nước tăng gấp ba lần, các đầm lầy ven biển trở thành sa mạc, các loài chim và cá sống ở Biển Aral về cơ bản đã biến mất.

Đáng buồn thay, khu vực chính ở Uzbekistan là Biển Nam Aral và độ sâu của nước luôn thấp hơn phần phía Bắc của Biển Aral. Hiện mực nước của Biển Aral đã giảm mạnh và hầu hết Biển Nam Aral đã khô hoàn toàn, do vậy các tàu chiến của Hải quân Uzbekistan nằm phơi mình trên bãi biển.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 6

Ngược lại, biển Bắc Aral thuộc quyền Kazakhstan sâu hơn nhiều, dưới sự quản lý của chính phủ Kazakhstan trong nhiều năm, diện tích nước của Biển Bắc Aral về cơ bản đã được phục hồi.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 7

Nhìn tàu chiến của Kazakhstan thoải mái “ra khơi” trên biển Aral, Uzbekistan không khỏi ghen tị.

Sau khi tốn nhiều tiền, tàu chiến chưa xuống nước được bao lâu, Hải quân Uzbekistan đành phải lui binh, phơi nắng cả ngày trên sa mạc, mặc cho gió và cát bào mòn dần.

Hải quân Uzbekistan mua 40 tàu chiến, nhưng biển không còn! - 8

Theo Tiến Minh (Kienthuc.net.vn)