Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội

12/11/2017 13:25:00

Công tác bảo vệ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc thường được chia làm 5 "lớp". Vòng ngoài cùng là binh sĩ có vũ trang hoặc cảnh sát địa phương; vòng thứ hai là lực lượng đặc nhiệm địa phương...

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội
Lực lượng bảo vệ theo sát hai bên xe ông Tập Cận Bình ở Nội Bài, sáng 12/11/2017 (Ảnh: Trí thức trẻ)

LTS: Ngay khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xuống máy bay ở sân bay Nội Bài trưa ngày 12/11 để bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam, bên cạnh ông luôn có lực lượng cận vệ theo sát.  Nhân dịp này, xin giới thiệu lại với độc giả bài viết về lực lượng "cận vệ Trung Nam Hải", những người được giao nhiệm vụ bảo vệ ông Tập Cận Bình.

Chế độ cảnh vệ của lãnh đạo Trung Quốc

Tờ Tuần san nhân vật phương Nam, Trung Quốc từng đưa tin, chế độ cảnh vệ của Trung Quốc trải qua thời kỳ chuyển biến từ thời chiến sang thời bình.

Trong thời chiến, các cơ quan chỉ huy của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) được bố trí lực lượng cảnh vệ.

Các binh sĩ cảnh vệ bên cạnh phụ trách công tác bảo đảm an toàn cho các chỉ huy, thủ trưởng quân đội thì đồng thời trực thuộc đơn vị tác chiến của chỉ huy đó. Nói cách khác, cảnh vệ Trung Quốc thời chiến cũng tham gia chiến đấu.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 1
Một hình ảnh của Đại đội 2, Đoàn cảnh vệ trung ương Trung Quốc

Mô hình đầu tiên của lực lượng cảnh vệ này là Liên đặc vụ, Quân 4, thuộc Hồng quân công nông, thành lập vào tháng 5/1928 tại căn cứ Tỉnh Cương Sơn, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

Thời kỳ ở Diên An, cơ quan trung ương (đảng Cộng sản Trung Quốc) đã triển khai lực lượng cảnh vệ, nhưng quy mô không lớn, chỉ bằng biên chế một tiểu đoàn.

Biên chế này được áp dụng cho tới sau khi chính phủ trung ương được thành lập (1949) và được biết đến là "Bộ đội 8341", hay chính thức là Đoàn cảnh vệ trung ương từ năm 1982.

Ngày nay, biên chế của Đoàn cảnh vệ trung ương Trung Quốc đã được tăng quy mô nhân sự lên tương tương một sư đoàn quân đội, nên còn được gọi là "Sư cảnh vệ".

Cấp lãnh đạo của lực lượng cảnh vệ này có vị trí ngang với cấp 1 trong PLA, nhằm thể hiện sự xem trọng của Trung Nam Hải.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 2
Sĩ quan mặc quân phục đi sau Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện chính là một nhân viên Sư cảnh vệ Trung Quốc. Hình ảnh ngày 19/10/2015 khi ông Tập đáp xuống sân bay Heathrow, London, bắt đầu chuyến thăm Anh.

Trước đây, có nhiều tư liệu từ truyền thông quốc tế nói rằng cơ quan chủ quản của Sư cảnh vệ là Khu Vệ Tuất, một tổ chức quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ và phòng thủ thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Tuy nhiên, 2 cơ quan này không liên quan đến nhau.

Sư cảnh vệ là cơ quan duy nhất phụ trách công tác bảo vệ an toàn cho các lãnh đạo Trung Quốc. Trong bộ phim "Cận vệ Trung Nam Hải", nhân vật mà ngôi sao điện ảnh Lý Liên Kiệt thủ vai trên thực tế không thuộc lực lượng trên, mà chỉ là sĩ quan của Cục cảnh vệ Bộ công an Trung Quốc.

Sự phân công hoạt động của 2 cơ quan này như sau: Sư cảnh vệ cung cấp "vệ sĩ" bảo vệ lãnh đạo cấp 1 của trung ương Trung Quốc cùng thân nhân, ngoài ra là các địa điểm trọng yếu cũng như nơi ở của lãnh đạo trung ương.

Trong khi đó, Cục cảnh vệ trung ương phụ trách điều phối lực lượng của các Cục cảnh vệ địa phương và cảnh sát vũ trang. Khi lãnh đạo Trung Quốc đi công tác thì sĩ quan Cục cảnh vệ địa phương sẽ phối hợp với Sư cảnh vệ để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ.

Đồng thời, Cục cảnh vệ cũng phụ trách công tác an ninh cho các lãnh đạo Trung Quốc "chưa đạt đến cấp độ nhận được cơ chế bảo vệ từ Sư cảnh vệ" và các quan chức cấp Bộ, tỉnh.

Tuy nhiên, những hoạt động bảo vệ lãnh đạo Trung Quốc cũng có ngoại lệ. Tại hoạt động kỷ niệm 10 năm Hồng Kông trở về Trung Quốc (2007), lực lượng bảo vệ Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào không phải là các sĩ quan thuộc Sư cảnh vệ.

Ngoài cảnh vệ tham mưu theo sát ông Hồ Cẩm Đào, những vệ sĩ khác đều là thành viên Tổ bảo vệ yếu nhân, thuộc Cảnh sát Hồng Kông.

Cách sắp đặt này nhằm thể hiện sự tin tưởng của Bắc Kinh đối với chính quyền và người dân đặc khu, tuy nhiên báo giới đã không nhận ra và vẫn tin rằng tất cả vệ sĩ đều là người của Sư cảnh vệ.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 3
Sĩ quan trong ảnh trước cũng là người theo sát ông Tập Cận Bình trong suốt hành trình chuyến công du Mỹ (22-25/9/2015)

Bên cạnh Sư cảnh vệ, Khu Vệ Tuất Bắc Kinh được nhắc đến ở trên là một cơ quan trọng yếu khác của trung ương Trung Quốc.

Lực lượng quân đội Vệ Tuất không trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu Bắc Kinh mà thuộc quản lý của trung ương.

Tuần san nhân vật phương Nam phân tích, quân đội Vệ Tuất có thể so sánh với "ngự lâm quân", còn Sư cảnh vệ ví như "đại nội thị vệ".

Thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc, do Trương Xuân Kiều - một trong "bè lũ bốn tên" - từng thị sát một sư đoàn tăng ở quận Xương Bình, Bắc Kinh trong vai trò Tổng cục trưởng Tổng cục chính trị quân đội, nguyên soái Diệp Kiếm Anh đã phải lệnh cho quân đội Khu Vệ Tuất giám sát sư đoàn trên nhằm tránh "nhóm bốn tên" có hành động xấu với các lãnh đạo trung ương.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 4
Vệ sĩ quen thuộc cũng tháp tùng ông Tập ở các chuyến công tác trong nước

"Cận vệ Trung Nam Hải"

Công việc cảnh vệ cho giới lãnh đạo Trung Quốc vừa là công tác an ninh, đồng thời là công tác chính trị. Nhiệm vụ này yêu cầu các sĩ quan phải có tố chất cao trong nhiều lĩnh vực.

Báo Thanh niên Bắc Kinh hồi năm 2002 từng đăng tải một số câu chuyện về các sĩ quan của lực lượng quân đội Khu Vệ Tuất.

Tờ này mô tả: "Nhiệm vụ bảo vệ là vinh quang và thần thánh. Do yêu cầu công việc, Lý thường mặc trang phục Âu mỗi khi thực hiện nhiệm vụ, khiến người ngoài nhìn vào không thể nhận ra thân phận thực."

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 5

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 6
Vệ sĩ thân cận của cựu Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

Tháng 4/1974, Hội nghị đặc biệt lần 6 của Liên Hợp Quốc về phát triển năng lượng được tổ chức trọng thể. Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình, được sự ủy thác của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, đại diện cho nước này tham dự.

Sĩ quan cận vệ luôn theo sau ông Đặng là Đàm Tiên Thành. Vệ sĩ này phụ trách mọi vấn đề an ninh cho lãnh đạo, từ vị trí ngồi, an toàn thức ăn...

Theo lịch trình sự kiện, Đặng Tiểu Bình đã tham quan thành phố New York và tới thăm khu người Hoa.

Khi xe ô tô chở ông Đặng dừng đèn đỏ ở một ngã tư trên đường tới Chinatown, một người da đen đã bất ngờ lao về phía chiếc xe. Đàm Tiên Thành ngay lập tức từ trong xe phi ra, quật ngã người đàn ông nọ, kéo ra lề đường.

Khi đèn bật xanh trở lại thì xe Đặng Tiểu Bình đã tiếp tục khởi hành như chưa xảy ra vấn đề gì. Về sau người ta mới biết sự việc trên chỉ là một vụ hiểu nhầm, còn người đàn ông da đen chỉ là một người ăn xin muốn kiếm chút tiền lẻ.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 7

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 8
Vệ sĩ của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo

Trong không ít tình huống, sự... đẹp trai của các sĩ quan cảnh vệ trung ương nước này đã đem lại rắc rối.

Báo chí Trung Quốc từng đưa tin về Trương Thụ Đồng, vệ sĩ của Phó chủ tịch Trung Quốc (1993-1998) Vinh Nghị Nhân trong ác chuyến công du Pháp, Đức... mô tả sĩ quan này "cao to, anh tuấn, là một trong 'tứ đại mỹ nam' của Sư cảnh vệ".

Trương "vô tình" trở thành tiêu điểm trong nhiều sự kiện mà ông Vinh tham dự.

Thậm chí, nhiều vấn đề xảy ra ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho lãnh đạo của anh ta như việc các nữ phục vụ phòng hoặc các cô gái tóc vàng xinh đẹp ở khách sạn... thay nhau xuất hiện tán tỉnh.

Trên thực tế, không chỉ công du nước ngoài, lãnh đạo Trung Quốc được các sĩ quan Sư cảnh vệ tháp tùng cả trong các cuộc thị sát, công tác trong nước.

Công tác bảo vệ này thường được chia làm 5 "lớp". Vòng ngoài cùng là binh sĩ có vũ trang hoặc cảnh sát địa phương; vòng thứ hai là lực lượng đặc nhiệm địa phương; vòng thứ ba là nhân viên Cục cảnh vệ trung ương; vòng thứ tư là đội vệ sĩ; đến "lớp" cuối cùng mới là 1 vệ sĩ được chọn để theo sát lãnh đạo.

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 9

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 10

Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 11
Những sĩ quan mặc quân phục hoặc thường phục làm nhiệm vụ bảo vệ ở trong, ngoài Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh
Giải mật cơ quan bí ẩn 'cận vệ Trung Nam Hải' bảo vệ ông Tập Cận Bình ở Hà Nội - 12
Súng được thiết kế để đặt trong vali dành cho các cảnh vệ Trung Nam Hải

Theo Hải Võ (Soha/Trí Thức Trẻ)